Đảng Hồi giáo lớn nhất Bangladesh Jamaat-e-Islami ngày 1/8 đã bị tước quyền tham gia tranh cử năm 2014 sau khi Tòa án tối cao nước này ra phán quyết rằng hiến chương của đảng này vi phạm hiến pháp thế tục của đất nước.
Chánh án Moazzem Hossain thuộc Tòa án tối cao Bangladesh tuyên bố hiến chương của đảng Jamaat-e-Islami là vi hiến.
Theo luật sư của Ủy ban bầu cử quốc gia, quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc đảng Jamaat-e-Islami sẽ không đủ tư cách tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 1/2014.
Tuy nhiên, đảng này vẫn có thể tiếp tục các hoạt động chính trị khác và có thể tham gia vào các cuộc bầu cử tiếp theo nếu sửa đổi hiến chương và đăng ký lại với ủy ban bầu cử.
Phản ứng trước phán quyết của tòa án, đại diện đảng Jamaat-e-Islami cho rằng đây là một âm mưu nhằm loại bỏ đảng này, vốn là lực lượng chủ chốt trong liên minh đối lập.
Động thái trên đã làm dấy lên lo ngại về một làn sóng phản đối từ lực lượng ủng hộ đảng Jamaat-e-Islami. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, cảnh sát và lực lượng phản ứng nhanh đã được triển khai bên ngoài trụ sở tòa án tại trung tâm Dhaka song không có báo cáo nào về bạo lực ngay sau đó.
Trước đó, hồi tháng Ba, đảng Jamaat-e-Islami và đảng Dân tộc Bangladesh (cũng thuộc phe đối lập) đã phát động tổng bãi công trên phạm vi toàn quốc nhằm phản đối bản án tử hình dành cho các thủ lĩnh đảng Jamaat-e-Islami.
Tính đến nay, đã có bốn thủ lĩnh đảng này đã bị kết án tử hình do phạm các tội ác chiến tranh trong cuộc chiến năm 1971.
Báo cáo ngày 1/8 của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết đã có ít nhất 150 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trong những tháng qua. Đây được xem là làn sóng bạo lực chính trị đẫm máu nhất tại quốc gia Nam Á này trong hai thập kỷ qua./.
Chánh án Moazzem Hossain thuộc Tòa án tối cao Bangladesh tuyên bố hiến chương của đảng Jamaat-e-Islami là vi hiến.
Theo luật sư của Ủy ban bầu cử quốc gia, quyết định của tòa án đồng nghĩa với việc đảng Jamaat-e-Islami sẽ không đủ tư cách tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 1/2014.
Tuy nhiên, đảng này vẫn có thể tiếp tục các hoạt động chính trị khác và có thể tham gia vào các cuộc bầu cử tiếp theo nếu sửa đổi hiến chương và đăng ký lại với ủy ban bầu cử.
Phản ứng trước phán quyết của tòa án, đại diện đảng Jamaat-e-Islami cho rằng đây là một âm mưu nhằm loại bỏ đảng này, vốn là lực lượng chủ chốt trong liên minh đối lập.
Động thái trên đã làm dấy lên lo ngại về một làn sóng phản đối từ lực lượng ủng hộ đảng Jamaat-e-Islami. Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, cảnh sát và lực lượng phản ứng nhanh đã được triển khai bên ngoài trụ sở tòa án tại trung tâm Dhaka song không có báo cáo nào về bạo lực ngay sau đó.
Trước đó, hồi tháng Ba, đảng Jamaat-e-Islami và đảng Dân tộc Bangladesh (cũng thuộc phe đối lập) đã phát động tổng bãi công trên phạm vi toàn quốc nhằm phản đối bản án tử hình dành cho các thủ lĩnh đảng Jamaat-e-Islami.
Tính đến nay, đã có bốn thủ lĩnh đảng này đã bị kết án tử hình do phạm các tội ác chiến tranh trong cuộc chiến năm 1971.
Báo cáo ngày 1/8 của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Liên hợp quốc cho biết đã có ít nhất 150 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình trong những tháng qua. Đây được xem là làn sóng bạo lực chính trị đẫm máu nhất tại quốc gia Nam Á này trong hai thập kỷ qua./.
(TTXVN)