Hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc đã hết thời hạn sử dụng qua các trang mạng điện tử đang được các cơ quan chức năng Nhật Bản phát hiện và xử lý mạnh mẽ.
Bộ Y tế, Lao động và Xã hội Nhật Bản cho biết các đối tượng kinh doanh thuộc khu vực Kanto (vùng thủ đô Tokyo) đã lợi dụng các trang web bán hàng trực tuyến để tiêu thụ nhiều chủng loại thuốc quá hạn sử dụng với giá thành rẻ hơn giá bán trên thị trường. Việc tiêu thụ của những đối tượng này đã diễn ra từ cuối tháng 7 vừa qua.
Bộ trên cũng cho biết nhằm ngăn ngừa tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng đang xem xét các quy định bán hàng trực tuyến nhằm khống chế triệt để việc tiêu thụ các mặt hàng dược phẩm hết hạn.
Theo các trang bán hàng trực tuyến ở Nhật Bản, hoạt động kinh doanh của những người bán hàng đều đã ghi rõ thuốc “hết hạn sử dụng.”
Tuy nhiên, các cơ quan phụ trách giám sát kinh doanh trên mạng của thành phố Tokyo mới chỉ phát hiện ra hồi tháng 7 và đã có liên lạc với các trang trực tuyến này.
Về quan điểm, các trang bán hàng trực tuyến cho rằng việc bán hàng hết hạn là “không phù hợp” và đã dỡ bỏ các thông tin bán hàng đó. Tuy nhiên, việc thống kê có bao nhiêu đơn hàng đã đến tay người tiêu dùng thì không thể thống kê hết được.
Theo luật dược phẩm của Nhật Bản, việc bán các sản phẩm thuốc y tế hết hạn sử dụng là không được phép. Tuy nhiên, đối với những loại dược phẩm hết hạn mà không ảnh hưởng tới thành phần bên trong, hay những dược phẩm không gây tác hại xấu với người sử dụng, thì vẫn có thể được phép tiêu dùng. Điều này khiến cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều vướng mắc.
Bộ Y tế, Lao động và Xã hội Nhật Bản cho biết đã có báo cáo về tình trạng này gửi tới chính quyền địa phương trên khắp cả nước nhằm tìm cách khắc phục những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người tiêu dùng./.
Bộ Y tế, Lao động và Xã hội Nhật Bản cho biết các đối tượng kinh doanh thuộc khu vực Kanto (vùng thủ đô Tokyo) đã lợi dụng các trang web bán hàng trực tuyến để tiêu thụ nhiều chủng loại thuốc quá hạn sử dụng với giá thành rẻ hơn giá bán trên thị trường. Việc tiêu thụ của những đối tượng này đã diễn ra từ cuối tháng 7 vừa qua.
Bộ trên cũng cho biết nhằm ngăn ngừa tình trạng này tái diễn, các cơ quan chức năng đang xem xét các quy định bán hàng trực tuyến nhằm khống chế triệt để việc tiêu thụ các mặt hàng dược phẩm hết hạn.
Theo các trang bán hàng trực tuyến ở Nhật Bản, hoạt động kinh doanh của những người bán hàng đều đã ghi rõ thuốc “hết hạn sử dụng.”
Tuy nhiên, các cơ quan phụ trách giám sát kinh doanh trên mạng của thành phố Tokyo mới chỉ phát hiện ra hồi tháng 7 và đã có liên lạc với các trang trực tuyến này.
Về quan điểm, các trang bán hàng trực tuyến cho rằng việc bán hàng hết hạn là “không phù hợp” và đã dỡ bỏ các thông tin bán hàng đó. Tuy nhiên, việc thống kê có bao nhiêu đơn hàng đã đến tay người tiêu dùng thì không thể thống kê hết được.
Theo luật dược phẩm của Nhật Bản, việc bán các sản phẩm thuốc y tế hết hạn sử dụng là không được phép. Tuy nhiên, đối với những loại dược phẩm hết hạn mà không ảnh hưởng tới thành phần bên trong, hay những dược phẩm không gây tác hại xấu với người sử dụng, thì vẫn có thể được phép tiêu dùng. Điều này khiến cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều vướng mắc.
Bộ Y tế, Lao động và Xã hội Nhật Bản cho biết đã có báo cáo về tình trạng này gửi tới chính quyền địa phương trên khắp cả nước nhằm tìm cách khắc phục những nguy hiểm có thể xảy ra đối với người tiêu dùng./.
Trường Giang/Tokyo (Vietnam+)