Tình hình thu bản quyền nhạc từ các mạng điện thoại di động đang là mối quan tâm của nhiều người, nhất là trong bối cảnh vấn đề vi phạm bản quyền ngày càng "nóng." Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Phó Đức Phương-Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xung quanh việc thu và chi trả tiền bản quyền âm nhạc từ "mối lớn" là các mạng điện thoại di động. - Thu bản quyền từ các mạng di động đang là một nguồn thu lớn của Trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và cũng là công tác trọng điểm của Trung tâm trong năm nay, xin nhạc sĩ cho biết những con số cụ thể?Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Trong năm 2011, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam kỳ vọng sẽ thu được số tiền khoảng 14 tỷ đồng từ lĩnh vực này, chiếm khoảng 30% trên tổng doanh thu của Trung tâm. Nguồn thu chính của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được tập trung vào các nhà mạng có hợp tác chặt chẽ với Trung tâm như Viettel, Mobifone và VinaPhone thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ âm nhạc trên nền di động. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng rất kỳ vọng vào các mạng di động còn lại sẽ ngày càng chủ động hợp tác, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ xin phép và trả tiền bản quyền cho các tác giả, nhạc sỹ, chủ sở hữu tác phẩm hơn nữa, nhằm đảm bảo các lợi ích chính đáng cho các tác giả. Cũng như cho thấy việc nghiêm túc thực thi pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội ngày càng được chú trọng tại Việt Nam. - Thưa ông, thực tế hoạt động của Trung tâm đang cho thấy trong khi có nhà mạng có tinh thần trách nhiệm cao với bản quyền, thì vẫn còn doanh nghiệp còn thờ ơ?Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Hiện tại Viettel đang là đơn vị hợp tác tích cực nhất vừa trên khía cạnh hợp tác song phương, cũng như hợp tác kiểm soát các đơn vị cung cấp nội dung với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone (thuộc tập đoàn VNPT) dù đã có ý thức tinh thần trách nhiệm với bản quyền tác giả, tuy nhiên hiệu quả hợp tác chưa cao, chưa có chiều sâu. Nhà mạng EVN Telecom đã có quá trình hợp tác với Trung tâm, nhưng tính đến thời điểm hiện tại EVN Telecom đang cải tổ lại hệ thống dịch vụ nên chưa có hợp tác tiếp theo. Các đơn vị còn lại gồm Vietnamobile, Beeline, S-fone có rất ít tiếp xúc và chủ động làm việc trực tiếp với Trung tâm. Trên thực tế, các nhà mạng này thường đẩy nghĩa vụ xin phép và chi trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc cho các đơn vị cung cấp nội dung và cũng chưa thực sự kiểm soát nghĩa vụ thực hiện pháp luật bản quyền tác giả âm nhạc của các đơn vị cung cấp dịch vụ âm nhạc. Ví dụ như chưa kiểm tra xem các bài hát được sử dụng trên dịch vụ âm nhạc của nhà mạng đã có bản quyền hợp pháp hay chưa… - Những vấn đề đã và đang vướng mắc khi thu phí bản quyền từ các mạng điện thoại di động là gì, thưa nhạc sĩ?
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chúng tôi đang rất khó khăn trong việc kiểm soát tình hình sử dụng âm nhạc của các nhà cung cấp nội dung cho các nhà mạng. Công tác đối soát và thanh toán của các nhà mạng đôi lúc rất chậm, gây khó khăn cho việc phân phối tiền bản quyền cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Mặt khác, công tác kiểm tra giấy tờ, hợp đồng chứng minh quyền sử dụng kinh doanh khai thác các tác phẩm âm nhạc của các nhà mạng đối với các nhà cung cấp nội dung còn chưa chặt chẽ, gây nên các tranh chấp phức tạp về quyền lợi cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Với các nhà mạng hợp tác tích cực, việc kiểm soát tình hình đã khó, với các đơn vị chưa thực sự chủ động hợp tác lại càng khó khăn hơn. - Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chúng tôi đang rất khó khăn trong việc kiểm soát tình hình sử dụng âm nhạc của các nhà cung cấp nội dung cho các nhà mạng. Công tác đối soát và thanh toán của các nhà mạng đôi lúc rất chậm, gây khó khăn cho việc phân phối tiền bản quyền cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Mặt khác, công tác kiểm tra giấy tờ, hợp đồng chứng minh quyền sử dụng kinh doanh khai thác các tác phẩm âm nhạc của các nhà mạng đối với các nhà cung cấp nội dung còn chưa chặt chẽ, gây nên các tranh chấp phức tạp về quyền lợi cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Với các nhà mạng hợp tác tích cực, việc kiểm soát tình hình đã khó, với các đơn vị chưa thực sự chủ động hợp tác lại càng khó khăn hơn. - Trân trọng cảm ơn nhạc sĩ!
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, đại diện của 3 công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel, MobiFone đều cho hay, bên cạnh việc giao cho các đơn vị cung cấp nội dung, các nhà mạng đều kiểm duyệt chặt chẽ về mặt bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Hiện, trên hệ thống nhạc chờ của Viettel có hơn 280.000, MobiFone có 55.000 và VinaPhone có gần 100.000 bản nhạc chờ được phép kinh doanh.
Các bản nhạc chờ này đều được cung cấp bởi các đơn vị cung cấp nội dung, là đối tác của nhà mạng. Theo đó, các nhà cung cấp nội dung sẽ phải trả phí bản quyền cho đơn vị cung cấp nội dung gốc (có thể là ca sĩ, nhạc sĩ, công ty hoặc tổ chức đại diện của ca sĩ/nhạc sĩ…).
|
Nguyễn Anh-Trung Hiền (Vietnam+)