Trong lúc giá cả nguyên vật liệu và lãi suất vay ngân hàng tăng cao, chẳng những không tạo điều kiện giúp doanh nghiệp vượt khó để ổn định sản xuất, Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định lại gây thêm khó khăn cho họ.
Doanh nghiệp tư nhân Thiên Phú, một đơn vị chế biến đá từ tỉnh Gia Lai vào đầu tư tại Khu công nghiệp Phú Tài, trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định, đã đầu tư nhập khẩu trang thiết bị chế biến đá granite với tổng số vốn trên 3,2 tỷ đồng để mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, toàn bộ thiết bị máy móc phải nằm "đắp chiếu" hàng tháng nay, chờ quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh cho mở rộng thêm diện tích nhà máy, vì khuôn viên hiện có quá chật hẹp.
Trong khi đó, phần diện tích mà doanh nghiệp này xin mở rộng đã được các ngành chức năng như Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng và Phòng Tài nguyên Môi trường (Công an tỉnh Bình Định); Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và chính quyền địa phương thành phố Quy Nhơn, phường Trần Quang Diệu đồng tình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cho phép.
Nhưng nghịch lý là ở chỗ, Ban quản lý Khu kinh tế lại làm văn bản đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh không đồng ý cho mở rộng, với lý do là sợ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Đây là lý do không xác đáng, bởi cơ quan chức năng tỉnh như Sở Tài nguyên và Môi trường, cũng như chính quyền địa phương sở tại đã khảo sát và đồng tình đề xuất Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cấp cho doanh nghiệp mở rộng diện tích.
Ông Đoàn Văn Vĩ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trần Quang Diệu cho rằng Ban quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp Thiên Phú trong việc xin mở rộng mặt bằng, trong khi ba doanh nghiệp Phú Minh Trọng, Xuân Nguyên và Viễn Đông, cũng chuyên về chế biến đá, thì được “thả cửa” khai thác đá phía Đông núi Hòn Chà và làm sạt lở đất đá tại đây.
Không những thế, doanh nghiệp Xuân Nguyên đã được Ban quản lý cấp phép xây dựng nhà máy từ 5-6 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành xây dựng nhà máy, vậy mà Ban quản lý khu kinh tế không có biện pháp xử lý nào.
Trong khi đó, khu vực quy hoạch làm khu vui chơi giải trí cho công nhân nằm sát phía Đông Nam của Công ty Viễn Đông lại được lãnh đạo Ban quản lý cho doanh nghiệp Viễn Đông và một số công ty khác thuê mặt bằng làm nơi tập kết hàng, để vật liệu và nơi sản xuất, gây bất bình cho nhiều doanh nghiệp làm ăn chính đáng ở khu công nghiệp này.
Chị Nguyễn Thị Hằng, một chủ doanh nghiệp xây dựng ở Gia Lai, có ý định thuê mặt bằng đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Long Mỹ cho biết khi vào tìm hiểu đầu tư, chị được Ban quản lý giới thiệu một khu đất rộng khoảng từ 4-5ha và nếu doanh nghiệp chấp nhận đầu tư thì Ban quản lý sẽ cấp phép.
Nhưng về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế yêu cầu quá cao, tức là nếu được cấp phép, doanh nghiệp phải nộp ngay một lần tiền thuê đất trong vòng 19-20 năm và theo giá quy định 0,3 USD/m2, nghĩa là phải nộp ngay 4-5 tỷ đồng.
Chị Hằng cho rằng nếu chưa đầu tư xây dựng nhà máy mà phải nộp số tiền thuê đất quá lớn như vậy, thì trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp khó có lãi, do vậy, chị quyết định "ra đi."
Cách khu đất chị Hằng được giới thiệu không xa, một khu đất rộng vài ha cũng "bị treo” và hiện trở thành nơi chăn thả dê, bò của người dân địa phương.
Chính việc gây khó khăn và đối xử bất bình đẳng của lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định đã làm cho hàng chục doanh nghiệp phải ra đi, đầu tư tại các tỉnh lân cận.
Trong thời gian vừa qua, tại các cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bình Định cho rằng nếu chính quyền tỉnh và lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế không xem xét tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển thì không thể thu hút được đầu tư vào tỉnh./.
Doanh nghiệp tư nhân Thiên Phú, một đơn vị chế biến đá từ tỉnh Gia Lai vào đầu tư tại Khu công nghiệp Phú Tài, trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định, đã đầu tư nhập khẩu trang thiết bị chế biến đá granite với tổng số vốn trên 3,2 tỷ đồng để mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, toàn bộ thiết bị máy móc phải nằm "đắp chiếu" hàng tháng nay, chờ quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh cho mở rộng thêm diện tích nhà máy, vì khuôn viên hiện có quá chật hẹp.
Trong khi đó, phần diện tích mà doanh nghiệp này xin mở rộng đã được các ngành chức năng như Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng và Phòng Tài nguyên Môi trường (Công an tỉnh Bình Định); Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và chính quyền địa phương thành phố Quy Nhơn, phường Trần Quang Diệu đồng tình đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cho phép.
Nhưng nghịch lý là ở chỗ, Ban quản lý Khu kinh tế lại làm văn bản đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh không đồng ý cho mở rộng, với lý do là sợ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Đây là lý do không xác đáng, bởi cơ quan chức năng tỉnh như Sở Tài nguyên và Môi trường, cũng như chính quyền địa phương sở tại đã khảo sát và đồng tình đề xuất Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cấp cho doanh nghiệp mở rộng diện tích.
Ông Đoàn Văn Vĩ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Trần Quang Diệu cho rằng Ban quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp Thiên Phú trong việc xin mở rộng mặt bằng, trong khi ba doanh nghiệp Phú Minh Trọng, Xuân Nguyên và Viễn Đông, cũng chuyên về chế biến đá, thì được “thả cửa” khai thác đá phía Đông núi Hòn Chà và làm sạt lở đất đá tại đây.
Không những thế, doanh nghiệp Xuân Nguyên đã được Ban quản lý cấp phép xây dựng nhà máy từ 5-6 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa tiến hành xây dựng nhà máy, vậy mà Ban quản lý khu kinh tế không có biện pháp xử lý nào.
Trong khi đó, khu vực quy hoạch làm khu vui chơi giải trí cho công nhân nằm sát phía Đông Nam của Công ty Viễn Đông lại được lãnh đạo Ban quản lý cho doanh nghiệp Viễn Đông và một số công ty khác thuê mặt bằng làm nơi tập kết hàng, để vật liệu và nơi sản xuất, gây bất bình cho nhiều doanh nghiệp làm ăn chính đáng ở khu công nghiệp này.
Chị Nguyễn Thị Hằng, một chủ doanh nghiệp xây dựng ở Gia Lai, có ý định thuê mặt bằng đầu tư nhà máy tại Khu công nghiệp Long Mỹ cho biết khi vào tìm hiểu đầu tư, chị được Ban quản lý giới thiệu một khu đất rộng khoảng từ 4-5ha và nếu doanh nghiệp chấp nhận đầu tư thì Ban quản lý sẽ cấp phép.
Nhưng về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế yêu cầu quá cao, tức là nếu được cấp phép, doanh nghiệp phải nộp ngay một lần tiền thuê đất trong vòng 19-20 năm và theo giá quy định 0,3 USD/m2, nghĩa là phải nộp ngay 4-5 tỷ đồng.
Chị Hằng cho rằng nếu chưa đầu tư xây dựng nhà máy mà phải nộp số tiền thuê đất quá lớn như vậy, thì trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp khó có lãi, do vậy, chị quyết định "ra đi."
Cách khu đất chị Hằng được giới thiệu không xa, một khu đất rộng vài ha cũng "bị treo” và hiện trở thành nơi chăn thả dê, bò của người dân địa phương.
Chính việc gây khó khăn và đối xử bất bình đẳng của lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định đã làm cho hàng chục doanh nghiệp phải ra đi, đầu tư tại các tỉnh lân cận.
Trong thời gian vừa qua, tại các cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bình Định cho rằng nếu chính quyền tỉnh và lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế không xem xét tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển thì không thể thu hút được đầu tư vào tỉnh./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)