Việc giải ngân chậm trễ những nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã khiến cho các dự án có sử dụng vốn vay phải điều chỉnh tăng vốn để đạt được mục tiêu ban đầu hoặc phải cơ cấu lại, thu hẹp quy mô dự án để đảm bảo phù hợp với nguồn vốn được phân bổ, bên cạnh đó thời gian thực hiện dự án kéo dài làm tăng thêm chi phí quản lý dự án, tư vấn...
Theo các nhà tài trợ, một trong những yếu tố cơ bản tác động khiến việc thực hiện nhiều dự án có nguồn vốn ODA chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, phải kể đến hoạt động điều hành từ các ban quản lý dự án.
Với thực tế đó, ngày 21/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo “Công tác quản lý dự án” với mục tiêu trao đổi, tìm kiếm ra mô hình quản lý dự án phù hợp, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong việc thực hiện và quản lý các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Nhiều và lãng phí
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam và các tỉnh, thành đã rất quan tâm và thúc đẩy giải ngân của các dự án đầu tư được nhanh, đúng tiến độ, trong đó vai trò của các ban quản lý là rất quan trọng.
“Song trong thực tế, không phải dự án nào cũng đạt tiến độ và có kết quả tốt. Điều này khiến chúng ta cần cùng nhau xem lại các mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong thời gian tới,” bà Kwakwa nói.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số lượng ban quản lý các dự án ODA của hai nhà tài trợ này hiện nay đã lên tới 500 đơn vị trên tổng số 1.000 đơn vị trong cả nước. Tuy nhiên, mặc dù con số lớn song năng lực quản lý và tiến độ giải ngân của nhiều ban quản lý dự án trong thời gian qua còn yếu, kết quả triển khai dự án chưa đạt theo kế hoạch đặt ra ban đầu.
Ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, riêng với hai nhà tài trợ WB và ADB đã có 500 ban quản lý dự án trên tổng khối lượng vốn tài trợ khoảng 25 tỷ USD tại 63 tỉnh. Số lượng ban quản lý dự án như vậy là quá nhiều và dẫn đến sự lãng phí.
Ngoài ra ông Khang cũng đặt ra vấn đề bất cập khác, mỗi dự án đều có ban chuẩn bị dự án, song khi chuyển sang quá trình thực hiện lại tiến hành thành lập mới các ban quản lý dự án. Như vậy, những người mới lại được tuyển và ban giám đốc dự án cũng thay đổi.
“Tôi đã chứng kiến, có dự án trong 5 năm thay đổi năm đời giám đốc, cuối cùng dự án đó lại phải dừng lại,” ông Khang dẫn chứng.
Vẫn ở thế thụ động
Bài học trước đây, khi giao quyền làm chủ đầu tư cho ban quản lý dự án đã khiến nhiều tiêu cực nảy sinh, nhưng với những quy định sửa đổi sau này các ban quản lý dự án chỉ là cơ quan giúp việc cho chủ đầu tư thì thực tiễn bắt đầu phát sinh những vấn đề mới. Do các ban quản lý thiếu quyền lực và bị động nên quá trình triển khai dự án lại gặp nhiều khó khăn.
Bà Lý Ngọc Dung, Giám đốc Ban quản lý Cải thiện vệ sinh Môi trường thành phố Nha Trang dẫn chứng, dự án có từ năm 2004 song đến năm 2007 mới triển khai được, như vậy là quá lâu. Nguyên nhân, ban chuẩn bị dự án hầu hết là lãnh đạo, cán bộ kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu không được triệt để và phụ thuộc hoàn toàn vào tư vấn. Sau này, khi bắt đầu triển khai lại xây dựng ban quản lý dự án mới đồng thời các vấn đề nảy sinh tại dự án đều phải trình cho chủ đầu tư là Ủy ban Nhân dân thành phố, song thành phố lại chuyển cho các sở, ban ngành giúp việc kiểm tra, thẩm định.
“Quá trình phải trình qua nhiều nơi khiến việc triển khai dự án mất rất nhiều thời gian, thêm vào đó các điều khoản thực hiện đều phải theo quy định của luật Việt Nam, đã làm cho ban quản lý dự án trở thành thụ động,” bà Dung nói.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện tư vấn đến từ ADB than phiền, các nhà tư vấn hiện đang "ngập lụt" trong dự án bởi họ luôn phải loay hoay với hàng loạt báo cáo và mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra, các công tác liên quan xem xét đánh giá, như khâu đấu thầu thôi cũng tốn không ít thời giờ. Đáng nói là các dự án cần phải tư vấn giám sát xây dựng, trong khi năng lực của cơ quan thực hiện yếu cần tăng cường thuê chuyên gia tư vấn, giám sát bên ngoài, nhưng nhiều ban quản lý không có quyền gì cả, mà họ phải báo cáo và thông qua cấp trên, như thế lại kéo dài thêm thời gian thuê tuyển.
Sáp nhập hay quy tụ đầu mối?
Từ những bất cập trên, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng một mô hình ban quản lý dự án.
Đại diện Công ty tư vấn Mandala đưa ra hai phương án trung hạn trong việc củng cố, sắp xếp lại cấu trúc tổ chức ban quản lý dự án. Một là phối hợp cấu trúc các ban quản lý dự án theo từng ngành và hợp nhất các ban quản lý đang tồn tại, điều này sẽ giúp cho các tỉnh quản lý về mặt hành chính dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí trang thiết bị, văn phòng đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong cùng một ngành.
Tuy nhiên, lựa chọn này cũng sẽ nảy sinh ra những hạn chế về tính bền vững của các ban quản lý dự án kiểu này, do lượng vốn và các dự án OAD sẽ ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh ra sự khiên cưỡng trong hoạt động phối hợp quản lý do việc mất đi quyền kiểm soát và lợi ích của các đơn vị cấp dưới…
Phương án hai, thành lập Ban quản lý dự án ODA trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các dự án đa ngành và dự án phát triển khu vực, mà điển hình là mô hình của tỉnh Lào Cai. Theo đó, mô hình này tập trung được công tác chỉ đạo, điều phối và nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong quản lý dự án ODA. Song, phương án này cũng có những điểm yếu như khả năng quản lý hiệu quả cùng một lúc nhiều dự án cũng có những hạn chế nhất định.
Đại diện của tỉnh Lào Cai cũng ghi nhận, Ban quản lý ODA tỉnh Lào Cai là mô hình quản lý đầu tiên trong cả nước, trong quá trình thực hiện đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình này và được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao. Song Ban quản lý tỉnh đang gặp những khó khăn về nguồn nhân lực trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án đòi hỏi tính chuyên ngành sâu (y tế, giáo dục, công nghệ thông tin…)
Tương tự như Lào Cai, Hà Tĩnh cũng thành lập ban quản lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư, nhưng phía dưới là hệ thống các nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện và các ban quản lý công trình cuối là cấp xã. Với mô hình này, Hà Tĩnh cũng nổi lên là một địa phương có tốc độ giải ngân và thực hiện dự án ODA hiệu quả trong thời gian gần đây và được các nhà tài trợ đánh giá cao.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá, mô hình ban quản lý dự án nhìn chung còn phức tạp và gây ra nhiều hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA.
“Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã cố gắng trao đổi về mô hình các ban quản lý dự án. Hiện nay, một số tỉnh có những nhận thức mới và đưa ra các bước đi ban đầu, như củng cố, hợp nhất để chuyên nghiệp hóa các ban quản lý dự án của mình. WB đã tiến hành nghiên cứu các mô hình điển hình và mang đến các chia sẻ với các tỉnh khác về mô hình, các thức quản lý hiệu quả hơn.
Qua đó, các cấp có thể dựa vào đó và đưa ra các khuôn khổ pháp lý phù hợp trong việc thúc đẩy các dự án tổ chức hiệu quả hơn, nhằm giảm chi phí hoạt động, tăng cường năng lực và kỹ năng quản lý dự án… tạo nền tảng để trở nên chuyên nghiệp hơn,” bà Kwakwa nói./.
Theo các nhà tài trợ, một trong những yếu tố cơ bản tác động khiến việc thực hiện nhiều dự án có nguồn vốn ODA chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, phải kể đến hoạt động điều hành từ các ban quản lý dự án.
Với thực tế đó, ngày 21/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo “Công tác quản lý dự án” với mục tiêu trao đổi, tìm kiếm ra mô hình quản lý dự án phù hợp, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong việc thực hiện và quản lý các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Nhiều và lãng phí
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh, những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam và các tỉnh, thành đã rất quan tâm và thúc đẩy giải ngân của các dự án đầu tư được nhanh, đúng tiến độ, trong đó vai trò của các ban quản lý là rất quan trọng.
“Song trong thực tế, không phải dự án nào cũng đạt tiến độ và có kết quả tốt. Điều này khiến chúng ta cần cùng nhau xem lại các mô hình tổ chức của các ban quản lý dự án, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong thời gian tới,” bà Kwakwa nói.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số lượng ban quản lý các dự án ODA của hai nhà tài trợ này hiện nay đã lên tới 500 đơn vị trên tổng số 1.000 đơn vị trong cả nước. Tuy nhiên, mặc dù con số lớn song năng lực quản lý và tiến độ giải ngân của nhiều ban quản lý dự án trong thời gian qua còn yếu, kết quả triển khai dự án chưa đạt theo kế hoạch đặt ra ban đầu.
Ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, riêng với hai nhà tài trợ WB và ADB đã có 500 ban quản lý dự án trên tổng khối lượng vốn tài trợ khoảng 25 tỷ USD tại 63 tỉnh. Số lượng ban quản lý dự án như vậy là quá nhiều và dẫn đến sự lãng phí.
Ngoài ra ông Khang cũng đặt ra vấn đề bất cập khác, mỗi dự án đều có ban chuẩn bị dự án, song khi chuyển sang quá trình thực hiện lại tiến hành thành lập mới các ban quản lý dự án. Như vậy, những người mới lại được tuyển và ban giám đốc dự án cũng thay đổi.
“Tôi đã chứng kiến, có dự án trong 5 năm thay đổi năm đời giám đốc, cuối cùng dự án đó lại phải dừng lại,” ông Khang dẫn chứng.
Vẫn ở thế thụ động
Bài học trước đây, khi giao quyền làm chủ đầu tư cho ban quản lý dự án đã khiến nhiều tiêu cực nảy sinh, nhưng với những quy định sửa đổi sau này các ban quản lý dự án chỉ là cơ quan giúp việc cho chủ đầu tư thì thực tiễn bắt đầu phát sinh những vấn đề mới. Do các ban quản lý thiếu quyền lực và bị động nên quá trình triển khai dự án lại gặp nhiều khó khăn.
Bà Lý Ngọc Dung, Giám đốc Ban quản lý Cải thiện vệ sinh Môi trường thành phố Nha Trang dẫn chứng, dự án có từ năm 2004 song đến năm 2007 mới triển khai được, như vậy là quá lâu. Nguyên nhân, ban chuẩn bị dự án hầu hết là lãnh đạo, cán bộ kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu không được triệt để và phụ thuộc hoàn toàn vào tư vấn. Sau này, khi bắt đầu triển khai lại xây dựng ban quản lý dự án mới đồng thời các vấn đề nảy sinh tại dự án đều phải trình cho chủ đầu tư là Ủy ban Nhân dân thành phố, song thành phố lại chuyển cho các sở, ban ngành giúp việc kiểm tra, thẩm định.
“Quá trình phải trình qua nhiều nơi khiến việc triển khai dự án mất rất nhiều thời gian, thêm vào đó các điều khoản thực hiện đều phải theo quy định của luật Việt Nam, đã làm cho ban quản lý dự án trở thành thụ động,” bà Dung nói.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện tư vấn đến từ ADB than phiền, các nhà tư vấn hiện đang "ngập lụt" trong dự án bởi họ luôn phải loay hoay với hàng loạt báo cáo và mất quá nhiều thời gian. Ngoài ra, các công tác liên quan xem xét đánh giá, như khâu đấu thầu thôi cũng tốn không ít thời giờ. Đáng nói là các dự án cần phải tư vấn giám sát xây dựng, trong khi năng lực của cơ quan thực hiện yếu cần tăng cường thuê chuyên gia tư vấn, giám sát bên ngoài, nhưng nhiều ban quản lý không có quyền gì cả, mà họ phải báo cáo và thông qua cấp trên, như thế lại kéo dài thêm thời gian thuê tuyển.
Sáp nhập hay quy tụ đầu mối?
Từ những bất cập trên, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng một mô hình ban quản lý dự án.
Đại diện Công ty tư vấn Mandala đưa ra hai phương án trung hạn trong việc củng cố, sắp xếp lại cấu trúc tổ chức ban quản lý dự án. Một là phối hợp cấu trúc các ban quản lý dự án theo từng ngành và hợp nhất các ban quản lý đang tồn tại, điều này sẽ giúp cho các tỉnh quản lý về mặt hành chính dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí trang thiết bị, văn phòng đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong cùng một ngành.
Tuy nhiên, lựa chọn này cũng sẽ nảy sinh ra những hạn chế về tính bền vững của các ban quản lý dự án kiểu này, do lượng vốn và các dự án OAD sẽ ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh ra sự khiên cưỡng trong hoạt động phối hợp quản lý do việc mất đi quyền kiểm soát và lợi ích của các đơn vị cấp dưới…
Phương án hai, thành lập Ban quản lý dự án ODA trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối với các dự án đa ngành và dự án phát triển khu vực, mà điển hình là mô hình của tỉnh Lào Cai. Theo đó, mô hình này tập trung được công tác chỉ đạo, điều phối và nâng cao tính chuyên nghiệp hóa trong quản lý dự án ODA. Song, phương án này cũng có những điểm yếu như khả năng quản lý hiệu quả cùng một lúc nhiều dự án cũng có những hạn chế nhất định.
Đại diện của tỉnh Lào Cai cũng ghi nhận, Ban quản lý ODA tỉnh Lào Cai là mô hình quản lý đầu tiên trong cả nước, trong quá trình thực hiện đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình này và được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao. Song Ban quản lý tỉnh đang gặp những khó khăn về nguồn nhân lực trong quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án đòi hỏi tính chuyên ngành sâu (y tế, giáo dục, công nghệ thông tin…)
Tương tự như Lào Cai, Hà Tĩnh cũng thành lập ban quản lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư, nhưng phía dưới là hệ thống các nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện và các ban quản lý công trình cuối là cấp xã. Với mô hình này, Hà Tĩnh cũng nổi lên là một địa phương có tốc độ giải ngân và thực hiện dự án ODA hiệu quả trong thời gian gần đây và được các nhà tài trợ đánh giá cao.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá, mô hình ban quản lý dự án nhìn chung còn phức tạp và gây ra nhiều hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA.
“Trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã cố gắng trao đổi về mô hình các ban quản lý dự án. Hiện nay, một số tỉnh có những nhận thức mới và đưa ra các bước đi ban đầu, như củng cố, hợp nhất để chuyên nghiệp hóa các ban quản lý dự án của mình. WB đã tiến hành nghiên cứu các mô hình điển hình và mang đến các chia sẻ với các tỉnh khác về mô hình, các thức quản lý hiệu quả hơn.
Qua đó, các cấp có thể dựa vào đó và đưa ra các khuôn khổ pháp lý phù hợp trong việc thúc đẩy các dự án tổ chức hiệu quả hơn, nhằm giảm chi phí hoạt động, tăng cường năng lực và kỹ năng quản lý dự án… tạo nền tảng để trở nên chuyên nghiệp hơn,” bà Kwakwa nói./.
Linh Chi (Vietnam+)