Chiều 15/3, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn và đề nghị ban soạn thảo luật làm rõ các đối tượng chịu thuế môi trường khi thảo luận và cho ý kiến vào dự án Luật Thuế môi trường.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhận xét ban soạn thảo cần phải làm rõ đối tượng chịu thuế môi trường; tại sao chỉ quy định 5 loại là đối tượng phải chịu thuế.
Lập luận của Ủy ban Tài chính-Ngân sách thì cho rằng đối tượng chịu thuế được quy định trong dự thảo luật rất hẹp nhưng lại không phân tích là tại sao hẹp. Bà Mai cũng đề nghị ban soạn thảo cần thông tin thêm về tình hình các nước trên thế giới để cơ quan hữu quan nghiên cứu, hoạch định những chính sách lâu dài và có lộ trình cụ thể.
Cũng vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng cần quy định tập trung một đầu mối là người sản xuất sẽ là đối tượng nộp thuế.
Bên cạnh vấn đề đối tượng chịu thuế môi trường, nhóm vấn đề về thuế suất; thuế và phí môi trường cũng được các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội quan tâm thảo luận.
Về vấn đề áp mức thuế suất tuyệt đối với thuế môi trường trong dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền tán thành với dự thảo luật quy định căn cứ tính thuế môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế suất tuyệt đối, tạo sự đơn giản trong tổ chức thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị không quy định khung thuế suất mà quy định mức thuế suất cụ thể ngay trong luật nhằm bảo đảm nguyên tắc thuế suất do Quốc hội quyết định để áp dụng ổn định.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn Văn Thuận băn khoăn về vấn đề thuế môi trường và phí môi trường. Đại biểu nêu bản chất thu thuế và thu phí đều do Nhà nước thu để đầu tư lại nhưng trong dự thảo luật chưa làm rõ được sự khác nhau cơ bản giữa việc thu thuế và thu phí môi trường; tại sao bên cạnh việc thu thuế vẫn còn thu phí môi trường.
Ông Thuận đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới để chúng ta không quá chặt chẽ nhưng cũng không quá đơn giản trong quy định của pháp luật về vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Hiền cho rằng, đã quy định thu thuế về môi trường thì không thu phí môi trường nữa để người sản xuất chỉ phải nộp một lần cho cùng một mục đích.
Về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng lại tán thành vừa quy định có phí môi trường vừa có thuế môi trường.
Ông Thi phân tích phí đánh vào quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ không đánh vào sản phẩm; còn thuế là đánh vào sản phẩm khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm.
Phải phân biệt được rõ nội hàm của thuế và phí sẽ thấy trường hợp nào chịu phí, trường hợp nào chịu thuế môi trường, ông Thi kết luận.
Tán thành với những lập luận của đại biểu Đào Trọng Thi, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ đối tượng nào chịu thuế, đối tượng nào chịu phí môi trường.
Phát biểu thảo luận về việc phân chia nguồn thu thuế môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Hiền cho rằng mục tiêu quan trọng của thuế môi trường là định hướng hành vi, yêu cầu tăng thu cho ngân sách Nhà nước chỉ là thứ yếu. Về việc phân chia nguồn thu, đại biểu tán thành với dự thảo Luật nguồn thu từ thuế môi trường được phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ưu tiên địa phương.
Cũng tại phiên thảo luận dự án Luật Thuế môi trường chiều nay, thay mặt ban soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo, việc ban hành Luật Thuế môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường.
Việc ban hành Luật giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Thuế môi trường của Ủy ban Tài chính-Ngân sách tán thành việc cần thiết ban hành Luật. Quá trình phát triển nền kinh tế đã làm phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững đứng trước những thách thức lớn.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị ban soạn thảo luật cần tiếp tục hoàn thiện các nội dung về tác động của chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh; về tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; về mục tiêu khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đa số ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thuế môi trường, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của tổ chức và cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường./.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai nhận xét ban soạn thảo cần phải làm rõ đối tượng chịu thuế môi trường; tại sao chỉ quy định 5 loại là đối tượng phải chịu thuế.
Lập luận của Ủy ban Tài chính-Ngân sách thì cho rằng đối tượng chịu thuế được quy định trong dự thảo luật rất hẹp nhưng lại không phân tích là tại sao hẹp. Bà Mai cũng đề nghị ban soạn thảo cần thông tin thêm về tình hình các nước trên thế giới để cơ quan hữu quan nghiên cứu, hoạch định những chính sách lâu dài và có lộ trình cụ thể.
Cũng vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng cần quy định tập trung một đầu mối là người sản xuất sẽ là đối tượng nộp thuế.
Bên cạnh vấn đề đối tượng chịu thuế môi trường, nhóm vấn đề về thuế suất; thuế và phí môi trường cũng được các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội quan tâm thảo luận.
Về vấn đề áp mức thuế suất tuyệt đối với thuế môi trường trong dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền tán thành với dự thảo luật quy định căn cứ tính thuế môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế suất tuyệt đối, tạo sự đơn giản trong tổ chức thực hiện.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành với ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị không quy định khung thuế suất mà quy định mức thuế suất cụ thể ngay trong luật nhằm bảo đảm nguyên tắc thuế suất do Quốc hội quyết định để áp dụng ổn định.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn Văn Thuận băn khoăn về vấn đề thuế môi trường và phí môi trường. Đại biểu nêu bản chất thu thuế và thu phí đều do Nhà nước thu để đầu tư lại nhưng trong dự thảo luật chưa làm rõ được sự khác nhau cơ bản giữa việc thu thuế và thu phí môi trường; tại sao bên cạnh việc thu thuế vẫn còn thu phí môi trường.
Ông Thuận đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu kinh nghiệm của thế giới để chúng ta không quá chặt chẽ nhưng cũng không quá đơn giản trong quy định của pháp luật về vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Hiền cho rằng, đã quy định thu thuế về môi trường thì không thu phí môi trường nữa để người sản xuất chỉ phải nộp một lần cho cùng một mục đích.
Về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng lại tán thành vừa quy định có phí môi trường vừa có thuế môi trường.
Ông Thi phân tích phí đánh vào quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ không đánh vào sản phẩm; còn thuế là đánh vào sản phẩm khi sử dụng sẽ gây ô nhiễm.
Phải phân biệt được rõ nội hàm của thuế và phí sẽ thấy trường hợp nào chịu phí, trường hợp nào chịu thuế môi trường, ông Thi kết luận.
Tán thành với những lập luận của đại biểu Đào Trọng Thi, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ đối tượng nào chịu thuế, đối tượng nào chịu phí môi trường.
Phát biểu thảo luận về việc phân chia nguồn thu thuế môi trường, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Hiền cho rằng mục tiêu quan trọng của thuế môi trường là định hướng hành vi, yêu cầu tăng thu cho ngân sách Nhà nước chỉ là thứ yếu. Về việc phân chia nguồn thu, đại biểu tán thành với dự thảo Luật nguồn thu từ thuế môi trường được phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ưu tiên địa phương.
Cũng tại phiên thảo luận dự án Luật Thuế môi trường chiều nay, thay mặt ban soạn thảo dự án luật, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh báo cáo, việc ban hành Luật Thuế môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường.
Việc ban hành Luật giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Thuế môi trường của Ủy ban Tài chính-Ngân sách tán thành việc cần thiết ban hành Luật. Quá trình phát triển nền kinh tế đã làm phát sinh những yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững đứng trước những thách thức lớn.
Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề nghị ban soạn thảo luật cần tiếp tục hoàn thiện các nội dung về tác động của chính sách đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh; về tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; về mục tiêu khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đa số ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thuế môi trường, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của tổ chức và cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi trường./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)