Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
Quy chế này nhằm đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
Về hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Theo đó, từng môn học được quy định cách đánh giá riêng như các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thay vì cho điểm sẽ được đánh giá kết quả học tập theo hai mức đạt và chưa đạt. Môn Giáo dục công dân sẽ được đánh giá học lực bằng hình thức kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Cụ thể, đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề; đánh giá bằng nhận xét về sự tiến bộ thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
Đánh giá, xếp loại học lực các môn học còn lại sẽ được đánh giá bằng cho điểm, thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Trong đó điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
Trong tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, có thêm điều kiện quy định riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường trung học phổ thông chuyên.
Quy chế cũng hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
Việc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú.
Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Ủy ban Nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26/1/2012./.
Quy chế này nhằm đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
Căn cứ đánh giá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở: Mục tiêu giáo dục của cấp học; Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học; Điều lệ nhà trường; Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh.
Về hạnh kiểm học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh. Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
Theo đó, từng môn học được quy định cách đánh giá riêng như các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thay vì cho điểm sẽ được đánh giá kết quả học tập theo hai mức đạt và chưa đạt. Môn Giáo dục công dân sẽ được đánh giá học lực bằng hình thức kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập. Cụ thể, đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề; đánh giá bằng nhận xét về sự tiến bộ thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
Đánh giá, xếp loại học lực các môn học còn lại sẽ được đánh giá bằng cho điểm, thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Trong đó điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
Trong tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, có thêm điều kiện quy định riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường trung học phổ thông chuyên.
Quy chế cũng hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính. Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông được đánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.
Việc rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú.
Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Ủy ban Nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26/1/2012./.
(TTXVN/Vietnam+)