Ngày 7/10, tại Nhà truyền thống Tỉnh đội Bình Định, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định long trọng tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật còn sót lại của tàu không số cập bến Lộ Diêu, Bình Định.
Hiện vật thứ nhất là một hộp thiếc, bên trong đựng 32 viên đạn súng trường trung chính, đã được ông Trần Văn Đích, sinh năm 1946 tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) lưu giữ từ năm 1964.
Theo ông Đích, số đạn này nằm trong số vũ khí được tàu không số - Biệt hiệu 401 cặp bến Lộ Diêu (Bình Định) vào ngày 1/11/1964 để chi viện cho chiến trường Khu 5, trong đó đã cấp một số lượng cho lực lượng du kích thôn Lộ Diêu và chính ông đã nhận chôn số đạn này để chiến đấu. Nhưng sau đó, ông bị địch bắt và đưa ra nhà tù Côn Đảo - Phú Quốc.
Đến tháng 3/1973, ông được trao trả tại Lộc Ninh và đến ngày 19/5/1974 ông được bổ sung về Đại đội 2, Tiểu đoàn 19 công binh thuộc Tỉnh đội Bình Định. Đến năm 1975, do sức khỏe, ông được xuất ngũ về địa phương (thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Trong những ngày ở quê nhà, ông đã tìm và đào lại số đạn và thùng thiếc để giữ lại làm kỷ niệm và cho đến hôm nay ông mới chính thức bàn giao lại cho Nhà truyền thống Nhà truyền thống Tỉnh đội Bình Định.
Hiện vật thứ 2 là một chiếc thùng phuy sắt có 2 niền (cao khoảng 1,2m, đường kính khoảng 0,60m), do bà Đỗ Thị Mao, sinh năm 1932, hiện nay thường trú tại khối 2, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Theo bà Mao, chiếc thùng phuy này trước đây dùng để đựng dầu máy của tàu không số - 401 cập bến Lộ Diêu vào ngày 1/11/1964, sau đó được dùng đựng vũ khí chôn giấu tại 2 “ngôi mộ đôi” thuộc xóm 4 thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Khi dân quân du kích lấy số vũ khí chuyển cho chiến trường, chiếc thùng phuy sắt đã được bà đem về cất giữ gần 50 năm qua, đến nay mới đem giao lại cho Nhà truyền thống Tỉnh đội Bình Định.
Theo ông Nguyễn Bá Sinh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định: Những hiện vật này rất có giá trị bởi thêm một lần nữa khẳng định truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và của tàu không số nói riêng./.
Hiện vật thứ nhất là một hộp thiếc, bên trong đựng 32 viên đạn súng trường trung chính, đã được ông Trần Văn Đích, sinh năm 1946 tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) lưu giữ từ năm 1964.
Theo ông Đích, số đạn này nằm trong số vũ khí được tàu không số - Biệt hiệu 401 cặp bến Lộ Diêu (Bình Định) vào ngày 1/11/1964 để chi viện cho chiến trường Khu 5, trong đó đã cấp một số lượng cho lực lượng du kích thôn Lộ Diêu và chính ông đã nhận chôn số đạn này để chiến đấu. Nhưng sau đó, ông bị địch bắt và đưa ra nhà tù Côn Đảo - Phú Quốc.
Đến tháng 3/1973, ông được trao trả tại Lộc Ninh và đến ngày 19/5/1974 ông được bổ sung về Đại đội 2, Tiểu đoàn 19 công binh thuộc Tỉnh đội Bình Định. Đến năm 1975, do sức khỏe, ông được xuất ngũ về địa phương (thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Trong những ngày ở quê nhà, ông đã tìm và đào lại số đạn và thùng thiếc để giữ lại làm kỷ niệm và cho đến hôm nay ông mới chính thức bàn giao lại cho Nhà truyền thống Nhà truyền thống Tỉnh đội Bình Định.
Hiện vật thứ 2 là một chiếc thùng phuy sắt có 2 niền (cao khoảng 1,2m, đường kính khoảng 0,60m), do bà Đỗ Thị Mao, sinh năm 1932, hiện nay thường trú tại khối 2, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định.
Theo bà Mao, chiếc thùng phuy này trước đây dùng để đựng dầu máy của tàu không số - 401 cập bến Lộ Diêu vào ngày 1/11/1964, sau đó được dùng đựng vũ khí chôn giấu tại 2 “ngôi mộ đôi” thuộc xóm 4 thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Khi dân quân du kích lấy số vũ khí chuyển cho chiến trường, chiếc thùng phuy sắt đã được bà đem về cất giữ gần 50 năm qua, đến nay mới đem giao lại cho Nhà truyền thống Tỉnh đội Bình Định.
Theo ông Nguyễn Bá Sinh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phòng Chính trị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định: Những hiện vật này rất có giá trị bởi thêm một lần nữa khẳng định truyền thống anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung và của tàu không số nói riêng./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)