Chiều 17/5, tại Đồng Nai, Ban chỉ đạo 33 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm tìm giải pháp phòng chống tác hại của chất da cam/dioxin từ khu ô nhiễm của sân bay Biên Hòa.
Theo Ban chỉ đạo 33, sân bay Biên Hòa là căn cứ chính của chiến dịch Ranch Hand và chiến dịch Pacer Ivy. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã lưu giữ tại sân bay Biên Hòa hơn 98.000 thùng phi loại 205 lít chất da cam, 45.000 thùng chất trắng, 16.000 thùng chất xanh.
Ngoài ra có hơn 11.000 thùng chất diệt cỏ các loại đã được vận chuyển từ sân bay Biên Hòa trong chiến dịch Pacer Ivy vào năm 1970. Trong khoảng thời gian từ tháng 12/1969 đến tháng 3/1970 đã có ít nhất bốn sự cố chảy tràn chất diệt cỏ với 25.000 lít chất diệt cỏ được lưu giữ tại sân bay này.
Hiện nay, tại sân bay Biên Hòa đang có 13 hồ, ao. Hệ thống hồ, ao trong sân bay đã trở thành nơi thu gom dioxin từ các vùng ô nhiễm vào những lúc trời mưa và đây cũng đã trở thành nguồn phát thải dioxin ra các vùng hạ lưu của sân bay.
Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ tồn dư chất dioxin tại sân bay Biên Hòa được tiến hành từ năm 1993. Một số nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004-2011 do Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga và Công ty Hatfield thực hiện, đã phân tích hàng trăm mẫu đất, bùn trong sân bay Biên Hòa, đã xác định thêm bề rộng, bề sâu của ô nhiễm dioxin tại đây. Có nơi, ở độ sâu 1,8 m nồng độ dioxin vẫn ở mức 185.000 ppt.
Bộ Quốc phòng đã hoàn thành dự án xử lý khu ô nhiễm dioxin với diện tích 43.000m2 và độ sâu 1,2-1,4m bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, kết quả dự án chỉ mới giải quyết được một phần hậu quả ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa. Ban chỉ đạo 33 cho rằng, với quy mô và tính chất ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa, khả năng lan tỏa dioxin từ khu ô nhiễm sang các vùng lân cận vẫn còn cao cần phải thực hiện biện pháp cảnh báo, đặc biệt là đối với nguồn thực phẩm được nuôi, đánh bắt trong và ngoài vùng lân cận sân bay như gà, vịt, cá, cua...
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đã đề xuất nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài như tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình hình ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Cảnh báo và ra lệnh cấm đánh bắt cá, cua ốc và nuôi gia súc gia cầm khu vực bị ô nhiễm trong và ngoài vùng sân bay; kiểm soát chặt chẽ việc ra vào các khu ô nhiễm; áp dụng các phương pháp tạm thời như điều chỉnh nguồn nước mưa của sân bay để không chảy qua khu ô nhiễm, xây dựng hệ thống lọc nước nhiễm dioxin trước khi thải ra ngoài, bêtông hóa và trồng cây xanh khu vực nhiễm, tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên khu vực cận sân bay Biên Hòa để kiểm soát ô nhiễm, xây dựng chương trình theo dõi sức khỏe của người dân trong và vùng phụ cận sân bay.
Để kiểm soát nguồn ô nhiễm, tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị Ban chỉ đạo 33 và các cơ quan cấp trên hỗ trợ tỉnh về đào tạo và đầu tư các trang thiết bị quan trắc phân tích dioxin đạt chuẩn quốc tế để chủ động trong hoạt động liên quan đến quan trắc dioxin tại khu vực thành phố Biên Hòa thời gian tới./.
Theo Ban chỉ đạo 33, sân bay Biên Hòa là căn cứ chính của chiến dịch Ranch Hand và chiến dịch Pacer Ivy. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã lưu giữ tại sân bay Biên Hòa hơn 98.000 thùng phi loại 205 lít chất da cam, 45.000 thùng chất trắng, 16.000 thùng chất xanh.
Ngoài ra có hơn 11.000 thùng chất diệt cỏ các loại đã được vận chuyển từ sân bay Biên Hòa trong chiến dịch Pacer Ivy vào năm 1970. Trong khoảng thời gian từ tháng 12/1969 đến tháng 3/1970 đã có ít nhất bốn sự cố chảy tràn chất diệt cỏ với 25.000 lít chất diệt cỏ được lưu giữ tại sân bay này.
Hiện nay, tại sân bay Biên Hòa đang có 13 hồ, ao. Hệ thống hồ, ao trong sân bay đã trở thành nơi thu gom dioxin từ các vùng ô nhiễm vào những lúc trời mưa và đây cũng đã trở thành nguồn phát thải dioxin ra các vùng hạ lưu của sân bay.
Nhiều nghiên cứu về tỷ lệ tồn dư chất dioxin tại sân bay Biên Hòa được tiến hành từ năm 1993. Một số nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2004-2011 do Văn phòng Ban Chỉ đạo 33, Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga và Công ty Hatfield thực hiện, đã phân tích hàng trăm mẫu đất, bùn trong sân bay Biên Hòa, đã xác định thêm bề rộng, bề sâu của ô nhiễm dioxin tại đây. Có nơi, ở độ sâu 1,8 m nồng độ dioxin vẫn ở mức 185.000 ppt.
Bộ Quốc phòng đã hoàn thành dự án xử lý khu ô nhiễm dioxin với diện tích 43.000m2 và độ sâu 1,2-1,4m bằng phương pháp chôn lấp. Tuy nhiên, kết quả dự án chỉ mới giải quyết được một phần hậu quả ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa. Ban chỉ đạo 33 cho rằng, với quy mô và tính chất ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa, khả năng lan tỏa dioxin từ khu ô nhiễm sang các vùng lân cận vẫn còn cao cần phải thực hiện biện pháp cảnh báo, đặc biệt là đối với nguồn thực phẩm được nuôi, đánh bắt trong và ngoài vùng lân cận sân bay như gà, vịt, cá, cua...
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đã đề xuất nhiều biện pháp trước mắt và lâu dài như tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tình hình ô nhiễm chất dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Cảnh báo và ra lệnh cấm đánh bắt cá, cua ốc và nuôi gia súc gia cầm khu vực bị ô nhiễm trong và ngoài vùng sân bay; kiểm soát chặt chẽ việc ra vào các khu ô nhiễm; áp dụng các phương pháp tạm thời như điều chỉnh nguồn nước mưa của sân bay để không chảy qua khu ô nhiễm, xây dựng hệ thống lọc nước nhiễm dioxin trước khi thải ra ngoài, bêtông hóa và trồng cây xanh khu vực nhiễm, tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên khu vực cận sân bay Biên Hòa để kiểm soát ô nhiễm, xây dựng chương trình theo dõi sức khỏe của người dân trong và vùng phụ cận sân bay.
Để kiểm soát nguồn ô nhiễm, tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị Ban chỉ đạo 33 và các cơ quan cấp trên hỗ trợ tỉnh về đào tạo và đầu tư các trang thiết bị quan trắc phân tích dioxin đạt chuẩn quốc tế để chủ động trong hoạt động liên quan đến quan trắc dioxin tại khu vực thành phố Biên Hòa thời gian tới./.
Lê Hiền (TTXVN)