Ngày 27/10, tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Đổi mới thể chế, cơ chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài năm tới.”
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư công là khoảng 286.000 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006-2010 đầu tư công của Việt Nam tăng lên 739.000 tỷ đồng, chiếm trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Đầu tư công cao là nguyên nhân chính khiến nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng. Theo thống kê, năm 2010 là 56,7% GDP và dự kiến năm 2011 sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nợ nước ngoài năm 2005 của Việt Nam là 14.208 triệu USD, tương đương 32,2%; con số này tăng lên 27.929 triệu USD tức 39% GDP vào năm 2009.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc vay nợ nhiều là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lãi suất thị trường tăng cao, đồng nội tệ bị mất giá và lạm phát tăng. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã bắt đầu chú trọng đến việc kiểm soát đầu tư công.
Việc tìm hiểu thực trạng hiện nay về đầu tư công của Việt Nam xét theo yêu cầu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trở thành một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, phân tích đầu tư công ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo nhiều kênh khác nhau. Nếu đầu tư công có tính bổ trợ cho đầu tư tư nhân sẽ thúc đẩy cho nhóm này phát triển. Điều này chỉ xảy ra nếu đầu tư công tạo ra được các hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi có đầu tư công, và do vậy, thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng đầu tư công có thể dẫn đến hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân nếu như nó cạnh tranh nguồn lực với đầu tư tư nhân. Khả năng chèn ép đầu tư tư nhân sẽ lớn nếu như đầu tư công được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc thông qua hình thức doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ cung cấp từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ cạnh tranh với khu vực tư nhân, làm giảm động cơ tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy, về cơ bản, các quốc gia đều hướng đến quản lý đầu tư công để hỗ trợ tăng năng suất cho khu vực tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Nó có thể dùng để bù đắp thất bại của thị trường trong một số thị trường đặc biệt. Nhưng về cơ bản, đầu tư công không nên là công cụ để duy trì và tăng sức mạnh kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước./.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001-2005, đầu tư công là khoảng 286.000 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006-2010 đầu tư công của Việt Nam tăng lên 739.000 tỷ đồng, chiếm trên 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Đầu tư công cao là nguyên nhân chính khiến nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng. Theo thống kê, năm 2010 là 56,7% GDP và dự kiến năm 2011 sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nợ nước ngoài năm 2005 của Việt Nam là 14.208 triệu USD, tương đương 32,2%; con số này tăng lên 27.929 triệu USD tức 39% GDP vào năm 2009.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc vay nợ nhiều là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lãi suất thị trường tăng cao, đồng nội tệ bị mất giá và lạm phát tăng. Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ đã bắt đầu chú trọng đến việc kiểm soát đầu tư công.
Việc tìm hiểu thực trạng hiện nay về đầu tư công của Việt Nam xét theo yêu cầu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trở thành một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, phân tích đầu tư công ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực tư nhân theo nhiều kênh khác nhau. Nếu đầu tư công có tính bổ trợ cho đầu tư tư nhân sẽ thúc đẩy cho nhóm này phát triển. Điều này chỉ xảy ra nếu đầu tư công tạo ra được các hiệu ứng lan tỏa đối với nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi có đầu tư công, và do vậy, thúc đẩy đầu tư tư nhân.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng đầu tư công có thể dẫn đến hiện tượng chèn ép đầu tư tư nhân nếu như nó cạnh tranh nguồn lực với đầu tư tư nhân. Khả năng chèn ép đầu tư tư nhân sẽ lớn nếu như đầu tư công được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước hoặc thông qua hình thức doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ cung cấp từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ cạnh tranh với khu vực tư nhân, làm giảm động cơ tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy, về cơ bản, các quốc gia đều hướng đến quản lý đầu tư công để hỗ trợ tăng năng suất cho khu vực tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Nó có thể dùng để bù đắp thất bại của thị trường trong một số thị trường đặc biệt. Nhưng về cơ bản, đầu tư công không nên là công cụ để duy trì và tăng sức mạnh kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước./.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)