Thấy cậu bé đến hỏi chữ, ông Nghiêm Quốc Đạt dừng tay chổi, thò vào túi áo lấy viên phấn vụn, giảng giải. Một lát, ra chừng đã hiểu, cậu nhỏ cúi chào thầy rồi nhoay nhoáy nhấn pê-đan ra khỏi cổng trường tiểu học Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội).
Đã nhiều năm nay, người quản trường ấy vẫn miệt mài truyền dạy chữ Hán Nôm, thư pháp cho người dân trong làng, ngoài xã mà chẳng lấy một xu…
Quản trường dạy chữ
Ngỡ tôi là khách đường xa đến xin chữ, ông Đạt khua đám lá xà cừ vào một góc, rồi đưa về ngôi nhà nhỏ nằm sát trường và bãi tha ma. Bên trong ngôi nhà, vài bộ bàn ghế nhỏ đặt cạnh tấm phản làm giường ngủ. Góc làm việc của ông là một cái chõng tre, phía trên là những cây bút, nghiên mực, ống giấy cuộn. Tường nhà, treo những bộ chữ, tranh vẽ thủy mặc ngay ngắn…
Rót chén trà mời khách, ông chậm rãi mà rằng, đời mình nhiều lắm những gian truân.
Sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống học hành, ông nội là cụ đồ Nho có tiếng trong vùng nên Đạt đã được học Hán Nôm từ thơ ấu. Năm 12 tuổi, Đạt phải dừng học vì bố bị Tây bắn chết. Gia cảnh lâm vào đường túng bấn, cậu phải phụ giúp gia đình làm kinh tế.
Lang thang khắp chốn cùng nơi, làm đủ thứ nghề: đi ở, dệt, thuyết minh chiếu bóng… và nghề chiếu bóng là lâu hơn cả. Với 20 năm 9 tháng theo nghề, giọng nói của ông Đạt đã trở nên quen thuộc với bà con biết bao vùng quê. Nhưng sau này, không thể chịu nổi “cái vô văn hóa ở chỗ có văn hóa”, ông viết: “Máy già bạc tóc rụng răng/ Phát ra ánh áng nhập nhằng suốt đêm/ Loa nói một tối thì êm/ Nói thêm tối nữa nó rên è è/ Phim thì như bẫy cò ke/ Mở hàng thịt chó bán đè đầu dê”…
Năm 1979, ông quyết định bỏ đoàn chiếu bóng, về quê làm lại từ đầu với nghề đan lưới, bán hàng ăn, bán kem rong … Hơn 10 năm trời thuê nhà, rồi ở trong nhà thờ họ, cuộc sống vất vưởng cứ theo chân 2 vợ chồng và 5 người con. May sao, một người cháu đã nhượng cho ông mảnh đất đối diện với bãi tha ma để dựng nhà, khỏi cảnh sống nhờ trong nhà thờ Tổ. Ông Đạt cũng được nhận công việc làm quản trường tại trường Tiểu học Sơn Đồng.
Nhưng mấy ai ngờ được, một quản trường nghèo xác xơ, lại đem tâm trí ra dạy chữ Hán Nôm, thư pháp miễn phí?
Câu chuyện rỉ rả, ông Đạt kể rằng khi kinh tế đã bớt phần túng bấn hơn, ông chợt nhận thấy lớp trẻ bây giờ xao nhãng việc chữ nghĩa của cha ông. Hơn nữa, Sơn Đồng quê ông vốn có nghề đục đẽo tượng, hoành phi, câu đối nên việc hiểu đúng, hiểu sâu là rất quan trọng. Đặc biệt, vào những năm 1996, khi phong trào khuyến học của dòng họ phát triển, ông Đạt đã quyết định mở lớp dạy Hán Nôm miễn phí.
Ban đầu một vài người đến học, rồi một đồn mười, mười đồn trăm, chả mấy chốc ông Đạt không dám nhận thêm học trò vì nhà chật quá. Lớp học thì đủ thành phần: từ cụ già ngoài thất thập đến em bé mới 10 tuổi. Có cả anh sinh viên đại học ở mãi Hà Nội, tranh thủ phóng xe về mỗi Chủ Nhật tới bác nông phu tay cày, tay cuốc…
Không thù lao từ lớp học, ông Đạt bảo mình sống bằng nghề quản trường và… bán chữ, bán tranh. Cũng bởi thế, lớp học của ông chỉ vào ngày Chủ Nhật, còn thứ Bảy, ông lại tranh thủ đem bút nghiên, giấy mực để vẽ tranh, viết chữ mang đi bán ở chùa Thầy hay tại các đền chùa, lễ hội quanh vùng…
Lớp học đạo lý bên… bãi tha ma
Với cách dạy học trò của mình, ông Đạt bảo phải học lễ nghĩa rồi mới học chữ. Ông răn học trò: “Phải nên học, chớ ham chơi/ Không nên gần những thói đời trắng đen/ Nhà nghèo, nghèo mãi cũng quen/ Giữ danh chớ để bạc tiền bán mua.”
Khi học chữ, ban đầu, ông dạy học trò các nét cơ bản của chữ Hán như chấm, phẩy, móc, mác, sổ, ngang… và các bộ: bộ tâm, bộ mộc, bộ giằng,… sau đó là cách ghép chữ.
Với mỗi chữ, ông Đạt thường giảng giải rất kỹ về ý nghĩa của nó. Đặc biệt về nhân-lễ-nghĩa-trí-tín, nề nếp gia phong, đạo lý làm người, cách ứng xử giao tiếp với bề trên kẻ dưới và cả cách bảo vệ sức khoẻ thường ngày. Ông muốn học trò của mình không chỉ đọc được những bức hoành phi, câu đối mà còn hiểu kỹ bởi nó chính là tinh túy của cha ông.
“Hầu hết đó là những lời hay ý đẹp, khuyên con người hướng thiện, cảm hóa tâm hồn con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ…,” ông nói.
Song, “độc chiêu” giúp học trò nhớ nhanh và nhớ lâu của ông Đạt có lẽ là việc “thách đố” học trò làm thơ và giảng thơ cho từng chữ. Giả dụ như chữ Tâm (4 nét), ông ứng khẩu: “Chữ Tâm đích thị thanh tao, nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời”. Rồi ông còn tìm tòi ra những câu đố để bắt học trò phải động não như: “Sinh ra vốn một con người (chữ Nhân)/ Lớn lên mới gạch ngang thời giữa thân (chữ Đại nhân)”…
Có lẽ bởi sự khéo léo và nghiêm khắc của người thầy, nên lứa học trò của ông Đạt đều kính trọng thầy đến lạ. Ông bảo, nhiều khi giảng từng con chữ để học trò hiểu mà thực hành. Niềm vui của ông lại nhân lên, khi mà một vài đứa trẻ nghịch ngợm đã biết kính trên, nhường dưới, khi tham gia lớp học một thời gian.
Rời lớp học vỏn vẹn 15m2 bên bãi tha ma, tôi nhớ như in lúc mới tìm tới đây. Khi ấy, mấy đứa trẻ mục đồng chừng mươi tuổi chụm đầu bên đường, hí hoáy khoe với nhau chữ “Nhẫn”. Chúng giảng giải rằng, chữ Nhẫn có bộ đao ở trên, bộ tâm ở dưới. Tâm là tim, nếu tim đập đúng theo đạo lý, đi đúng đường hướng thì đao sẽ gỉ, còn nếu tim đập loạn, bất đạo thì sẽ chạm vào dao. “Thầy Đạt dạy thế mà,” một đứa bảo…
Đã nhiều năm nay, người quản trường ấy vẫn miệt mài truyền dạy chữ Hán Nôm, thư pháp cho người dân trong làng, ngoài xã mà chẳng lấy một xu…
Quản trường dạy chữ
Ngỡ tôi là khách đường xa đến xin chữ, ông Đạt khua đám lá xà cừ vào một góc, rồi đưa về ngôi nhà nhỏ nằm sát trường và bãi tha ma. Bên trong ngôi nhà, vài bộ bàn ghế nhỏ đặt cạnh tấm phản làm giường ngủ. Góc làm việc của ông là một cái chõng tre, phía trên là những cây bút, nghiên mực, ống giấy cuộn. Tường nhà, treo những bộ chữ, tranh vẽ thủy mặc ngay ngắn…
Rót chén trà mời khách, ông chậm rãi mà rằng, đời mình nhiều lắm những gian truân.
Sinh năm 1942 trong một gia đình có truyền thống học hành, ông nội là cụ đồ Nho có tiếng trong vùng nên Đạt đã được học Hán Nôm từ thơ ấu. Năm 12 tuổi, Đạt phải dừng học vì bố bị Tây bắn chết. Gia cảnh lâm vào đường túng bấn, cậu phải phụ giúp gia đình làm kinh tế.
Lang thang khắp chốn cùng nơi, làm đủ thứ nghề: đi ở, dệt, thuyết minh chiếu bóng… và nghề chiếu bóng là lâu hơn cả. Với 20 năm 9 tháng theo nghề, giọng nói của ông Đạt đã trở nên quen thuộc với bà con biết bao vùng quê. Nhưng sau này, không thể chịu nổi “cái vô văn hóa ở chỗ có văn hóa”, ông viết: “Máy già bạc tóc rụng răng/ Phát ra ánh áng nhập nhằng suốt đêm/ Loa nói một tối thì êm/ Nói thêm tối nữa nó rên è è/ Phim thì như bẫy cò ke/ Mở hàng thịt chó bán đè đầu dê”…
Năm 1979, ông quyết định bỏ đoàn chiếu bóng, về quê làm lại từ đầu với nghề đan lưới, bán hàng ăn, bán kem rong … Hơn 10 năm trời thuê nhà, rồi ở trong nhà thờ họ, cuộc sống vất vưởng cứ theo chân 2 vợ chồng và 5 người con. May sao, một người cháu đã nhượng cho ông mảnh đất đối diện với bãi tha ma để dựng nhà, khỏi cảnh sống nhờ trong nhà thờ Tổ. Ông Đạt cũng được nhận công việc làm quản trường tại trường Tiểu học Sơn Đồng.
Nhưng mấy ai ngờ được, một quản trường nghèo xác xơ, lại đem tâm trí ra dạy chữ Hán Nôm, thư pháp miễn phí?
Câu chuyện rỉ rả, ông Đạt kể rằng khi kinh tế đã bớt phần túng bấn hơn, ông chợt nhận thấy lớp trẻ bây giờ xao nhãng việc chữ nghĩa của cha ông. Hơn nữa, Sơn Đồng quê ông vốn có nghề đục đẽo tượng, hoành phi, câu đối nên việc hiểu đúng, hiểu sâu là rất quan trọng. Đặc biệt, vào những năm 1996, khi phong trào khuyến học của dòng họ phát triển, ông Đạt đã quyết định mở lớp dạy Hán Nôm miễn phí.
Ban đầu một vài người đến học, rồi một đồn mười, mười đồn trăm, chả mấy chốc ông Đạt không dám nhận thêm học trò vì nhà chật quá. Lớp học thì đủ thành phần: từ cụ già ngoài thất thập đến em bé mới 10 tuổi. Có cả anh sinh viên đại học ở mãi Hà Nội, tranh thủ phóng xe về mỗi Chủ Nhật tới bác nông phu tay cày, tay cuốc…
Không thù lao từ lớp học, ông Đạt bảo mình sống bằng nghề quản trường và… bán chữ, bán tranh. Cũng bởi thế, lớp học của ông chỉ vào ngày Chủ Nhật, còn thứ Bảy, ông lại tranh thủ đem bút nghiên, giấy mực để vẽ tranh, viết chữ mang đi bán ở chùa Thầy hay tại các đền chùa, lễ hội quanh vùng…
Lớp học đạo lý bên… bãi tha ma
Với cách dạy học trò của mình, ông Đạt bảo phải học lễ nghĩa rồi mới học chữ. Ông răn học trò: “Phải nên học, chớ ham chơi/ Không nên gần những thói đời trắng đen/ Nhà nghèo, nghèo mãi cũng quen/ Giữ danh chớ để bạc tiền bán mua.”
Khi học chữ, ban đầu, ông dạy học trò các nét cơ bản của chữ Hán như chấm, phẩy, móc, mác, sổ, ngang… và các bộ: bộ tâm, bộ mộc, bộ giằng,… sau đó là cách ghép chữ.
Với mỗi chữ, ông Đạt thường giảng giải rất kỹ về ý nghĩa của nó. Đặc biệt về nhân-lễ-nghĩa-trí-tín, nề nếp gia phong, đạo lý làm người, cách ứng xử giao tiếp với bề trên kẻ dưới và cả cách bảo vệ sức khoẻ thường ngày. Ông muốn học trò của mình không chỉ đọc được những bức hoành phi, câu đối mà còn hiểu kỹ bởi nó chính là tinh túy của cha ông.
“Hầu hết đó là những lời hay ý đẹp, khuyên con người hướng thiện, cảm hóa tâm hồn con người, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ…,” ông nói.
Song, “độc chiêu” giúp học trò nhớ nhanh và nhớ lâu của ông Đạt có lẽ là việc “thách đố” học trò làm thơ và giảng thơ cho từng chữ. Giả dụ như chữ Tâm (4 nét), ông ứng khẩu: “Chữ Tâm đích thị thanh tao, nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời”. Rồi ông còn tìm tòi ra những câu đố để bắt học trò phải động não như: “Sinh ra vốn một con người (chữ Nhân)/ Lớn lên mới gạch ngang thời giữa thân (chữ Đại nhân)”…
Có lẽ bởi sự khéo léo và nghiêm khắc của người thầy, nên lứa học trò của ông Đạt đều kính trọng thầy đến lạ. Ông bảo, nhiều khi giảng từng con chữ để học trò hiểu mà thực hành. Niềm vui của ông lại nhân lên, khi mà một vài đứa trẻ nghịch ngợm đã biết kính trên, nhường dưới, khi tham gia lớp học một thời gian.
Rời lớp học vỏn vẹn 15m2 bên bãi tha ma, tôi nhớ như in lúc mới tìm tới đây. Khi ấy, mấy đứa trẻ mục đồng chừng mươi tuổi chụm đầu bên đường, hí hoáy khoe với nhau chữ “Nhẫn”. Chúng giảng giải rằng, chữ Nhẫn có bộ đao ở trên, bộ tâm ở dưới. Tâm là tim, nếu tim đập đúng theo đạo lý, đi đúng đường hướng thì đao sẽ gỉ, còn nếu tim đập loạn, bất đạo thì sẽ chạm vào dao. “Thầy Đạt dạy thế mà,” một đứa bảo…
Kỳ Dương (Vietnam+)