Bạn Đức với chiến thắng 30/4

Bạn bè Đức với bài ca “Sài Gòn giải phóng”

Ban nhạc Đức “Oktoberclub” đã sáng tác, thể hiện “Sài Gòn giải phóng” ngay trong đêm 30/4 để kịp phát sóng sáng 1/5/1975.
Trong những ngày cuối tháng 4/1975, không chỉ người Việt Nam, mà hầu hết nhândân thế giới đều hồi hộp theo dõi từng bước tiến của những cánh quân giải phóngtrong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tôi còn nhớ rõ, trong những ngày lịch sử đó, khi chúng tôi đang học đạihọc tại Leipzig, Cộng hoà dân chủ Đức, các thầy, cô giáo và các bạn bè Đức cũngnhư bạn bè các nước khác như Cuba, Liên Xô, Ba Lan, Hungaria, Mông Cổ... cùngtheo học trong trường hoặc ở cùng ký túc xá, thường xuyên hỏi han chúng tôi vềtình hình chiến sự và ngày 30/4.

Khi tin Sài Gòn giải phóng được thông báo rộngrãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhiều người đã đến chỗ chúngtôi để chúc mừng, hồ hởi chia sẻ tình cảm với chúng tôi.

Nhưng bất ngờ và gây xúc động mạnh nhất là sángngày 1/5, khi chúng tôi cùng với giáo viên, sinh viên trong trường tập trung đểtham gia lễ diễu hành truyền thống nhân Ngày Quốc tế Lao động cùng với hàng vạnngười dân trong thành phố thì khắp nơi đã vang lên bài ca “Sài Gòn giải phóng”trên loa phát thanh. Giai điệu bài hát trầm hùng, tha thiết làm nao nức lòngngười, khiến chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào, trong người rạo rực.

Trênđường đi, chúng tôi gặp nhiều người vừa đi vừa lẩm nhẩm theo nhịp điệu bài hátvà khi nhận ra chúng tôi là người Việt Nam đã chạy tới, bắt tay chúc mừng, chodù không hề quen biết.

Cho tới bây giờ, sau 35 năm, tôi vẫn còn nhớ lời của phầnlớn bài hát với đoạn điệp khúc da diết: “Alle auf die Strasse, Rot ist der Mai,alle auf die Strasse, Saigon ist frei,” tạm dịch là “Mọi người hãy xuống đường,tháng Năm rực màu đỏ, mọi người hãy xuống đường, giải phóng rồi, Sài Gòn ta đó.”

Sau này, tìm hiểu ra, chúng tôi mới biết những thành viên của ban nhạc“Oktoberclub” (Câu lạc bộ tháng Mười) đã sáng tác bài hát trong ngày30/4/1975, tập và thu thanh ngay trong đêm đó để có thể đưa lên sóng sáng1/5. Điều đó cho thấy tình cảm sâu đậm của nhiều người bạn Đức với cuộc khángchiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Không chỉ bày tỏ sự ủng hộ về mặt tinh thần, nhân dân Đức khi đó cũng rấtquan tâm tới việc ủng hộ vật chất để giúp nhân dân Việt Nam tái thiết sau chiếntranh. Là một đất nước đã phải xây dựng lại từ đống tro tàn, gạch nát sau chiếntranh, Cộng hoà dân chủ Đức rất hiểu và thông cảm với những khó khăn vô cùng tolớn trước mắt với Việt Nam nên ngay sau chiến thắng ngày 30/4/1975, họ đã đề rakhẩu hiệu: “Đoàn kết với Việt Nam, lúc này hơn bao giờ hết!”

Để biến khẩu hiệu thành hành động thiết thực, nước này đãmở các chiến dịch quyên góp lớn để giúp đỡ Việt Nam. Thay vì các đợt quyên gópmang tên “Xe đạp cho Việt Nam” trong thời kỳ chiến tranh, Cộng hoà dân chủ Đứcđã bắt tay vào các đề án lớn để giúp đỡ Việt Nam như quy hoạch, xây dựng thànhphố Vinh, phát triển việc trồng cà phê ở Tây Nguyên... những đề án còn có hiệuquả cho tới ngày nay.

Chiến thắng 30/4/1975 là một chiến thắng vô cùng to lớn của nhân dân ViệtNam cũng như của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chiến thắng đólà nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, sự anh dũng, kiên cường,không ngại hy sinh gian khổ của quân và dân cả nước, nhưng cũng còn nhờ sự giúpđỡ chí tình, hiệu quả của các nước anh em, bè bạn, tình cảm quý báu của nhân dânkhắp nơi trên thế giới, trong đó có nhân dân Đức./.

Văn Long (Báo Tin tức/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục