Sáng 22/2, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Minh Toản, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị-pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, đất nước đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở các yêu cầu và quan điểm sửa đổi đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đề cập, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý bám sát 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp 1992, đó là tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sửa đổi Hiến pháp 1992 để tích cực chủ động hội nhập quốc tế; Sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, ngành Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các huyện, thành phố... tham luận, đóng góp nhiều ý kiến về một số nội dung liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Minh Toản, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị-pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đến nay, đất nước đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở các yêu cầu và quan điểm sửa đổi đã được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đề cập, các đại biểu tập trung thảo luận, góp ý bám sát 9 nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp 1992, đó là tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước; Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sửa đổi Hiến pháp 1992 để tích cực chủ động hội nhập quốc tế; Sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để đảm bảo hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, ngành Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Bộ đội biên phòng, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các huyện, thành phố... tham luận, đóng góp nhiều ý kiến về một số nội dung liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)