Ngày 20/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra xét xử sơ thẩm Dương Âu và ba bị cáo khác (tất cả đều trú tại Lâm Đồng), thuộc nhóm đồng bọn của Nguyễn Công Bằng, về tội danh “Trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.”
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Dương Âu, 53 tuổi, 5 năm tù giam; Phùng Quang Quyền, 54 tuổi, 4 năm tù giam; Trương Văn Kim, 59 tuổi, 3 năm tù giam và Trương Thị Tám, 47 tuổi, 3 năm tù giam.
Các bị cáo còn bị quản chế từ 3 đến 5 năm sau thời gian mãn hạn tù.
Tại tòa, các bị cáo đều ăn năn hối lỗi, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, mong được hưởng chính sách khoan hồng.
Xét hỏi tại tòa cho thấy nguyên nhân phạm tội của các bị cáo là do trình độ hiểu biết kém, bị một số đối tượng xấu tác động, lôi kéo.
Trước khi phạm tội, các đối tượng này từng có các hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý nhiều lần nhưng không chịu cải tạo mà còn có hành vi nghiêm trọng hơn.
Theo nhận định của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất rất nghiêm trọng.
Hồ sơ điều tra cho thấy Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh trước đây từng là những đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố mang tên “Chính phủ Việt Nam tự do” do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu, đã tách ra thành lập tổ chức phản động lưu vong bằng cái gọi là “Đảng vì dân.”
Cuối tháng 7/2009, từ nước ngoài, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh móc nối, chỉ đạo, xúi giục Dương Âu và đồng bọn chống chính quyền nhân dân tại tỉnh Lâm Đồng và phát triển lực lượng để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Dương Âu đã nhận 1.400 USD từ nhóm của Nguyễn Công Bằng nhằm tổ chức trót lọt cho Phùng Quang Quyền, Trương Văn Kim, Trương Thị Tám trốn sang Campuchia gặp Nguyễn Công Bằng.
Tại Campuchia, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh được bốn đối tượng trên cung cấp thông tin, xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế trong nước.
Sau đó, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh cho bốn đối tượng này số tiền lớn và giao nhiệm vụ về nước tuyên truyền, kích động, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối ở trong nước, xuyên tạc, vu cáo việc giải quyết khiếu kiện của chính quyền đối với người dân, chống lại các chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, việc giải quyết chủ quyền biển đảo... nhằm kích động các hoạt động chống phá Nhà nước. Đây chỉ là một số vụ việc điển hình trong các hoạt động xúi giục chống phá Nhà nước của nhóm Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh.
Theo tài liệu điều tra của Cơ quan an ninh (Bộ Công an), thời gian qua, nhóm Nguyễn Công Bằng đã có nhiều hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Bọn chúng sử dụng các website phản động trên Internet để tuyên truyền nhằm liên kết các tổ chức phản động ở nước ngoài, móc nối lôi kéo một số đối tượng chống đối trong nước, có tiền án tiền sự, những đối tượng thường xuyên khiếu kiện cực đoan để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước.
Thủ đoạn hoạt động của chúng là tuyên truyền, móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng, công khai hóa tổ chức phản động của chúng; lợi dụng việc khiếu kiện của người dân, việc đình công của công nhân để kích động và hoạt động chống phá, tổ chức đưa người ra nước ngoài để huấn luyện, giao nhiệm vụ trở về nước hoạt động.
Tất cả những âm mưu này đều sớm bị cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân phát hiện, ngăn chặn âm mưu của nhóm phản động này ngay từ trong “trứng nước"./.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Dương Âu, 53 tuổi, 5 năm tù giam; Phùng Quang Quyền, 54 tuổi, 4 năm tù giam; Trương Văn Kim, 59 tuổi, 3 năm tù giam và Trương Thị Tám, 47 tuổi, 3 năm tù giam.
Các bị cáo còn bị quản chế từ 3 đến 5 năm sau thời gian mãn hạn tù.
Tại tòa, các bị cáo đều ăn năn hối lỗi, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, mong được hưởng chính sách khoan hồng.
Xét hỏi tại tòa cho thấy nguyên nhân phạm tội của các bị cáo là do trình độ hiểu biết kém, bị một số đối tượng xấu tác động, lôi kéo.
Trước khi phạm tội, các đối tượng này từng có các hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý nhiều lần nhưng không chịu cải tạo mà còn có hành vi nghiêm trọng hơn.
Theo nhận định của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đây là vụ án xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất rất nghiêm trọng.
Hồ sơ điều tra cho thấy Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh trước đây từng là những đối tượng cốt cán của tổ chức khủng bố mang tên “Chính phủ Việt Nam tự do” do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu, đã tách ra thành lập tổ chức phản động lưu vong bằng cái gọi là “Đảng vì dân.”
Cuối tháng 7/2009, từ nước ngoài, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh móc nối, chỉ đạo, xúi giục Dương Âu và đồng bọn chống chính quyền nhân dân tại tỉnh Lâm Đồng và phát triển lực lượng để hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Dương Âu đã nhận 1.400 USD từ nhóm của Nguyễn Công Bằng nhằm tổ chức trót lọt cho Phùng Quang Quyền, Trương Văn Kim, Trương Thị Tám trốn sang Campuchia gặp Nguyễn Công Bằng.
Tại Campuchia, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh được bốn đối tượng trên cung cấp thông tin, xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế trong nước.
Sau đó, Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh cho bốn đối tượng này số tiền lớn và giao nhiệm vụ về nước tuyên truyền, kích động, lôi kéo các đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối ở trong nước, xuyên tạc, vu cáo việc giải quyết khiếu kiện của chính quyền đối với người dân, chống lại các chủ trương, chính sách kinh tế của Nhà nước như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, việc giải quyết chủ quyền biển đảo... nhằm kích động các hoạt động chống phá Nhà nước. Đây chỉ là một số vụ việc điển hình trong các hoạt động xúi giục chống phá Nhà nước của nhóm Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh.
Theo tài liệu điều tra của Cơ quan an ninh (Bộ Công an), thời gian qua, nhóm Nguyễn Công Bằng đã có nhiều hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Bọn chúng sử dụng các website phản động trên Internet để tuyên truyền nhằm liên kết các tổ chức phản động ở nước ngoài, móc nối lôi kéo một số đối tượng chống đối trong nước, có tiền án tiền sự, những đối tượng thường xuyên khiếu kiện cực đoan để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước.
Thủ đoạn hoạt động của chúng là tuyên truyền, móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng, công khai hóa tổ chức phản động của chúng; lợi dụng việc khiếu kiện của người dân, việc đình công của công nhân để kích động và hoạt động chống phá, tổ chức đưa người ra nước ngoài để huấn luyện, giao nhiệm vụ trở về nước hoạt động.
Tất cả những âm mưu này đều sớm bị cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân phát hiện, ngăn chặn âm mưu của nhóm phản động này ngay từ trong “trứng nước"./.
Thế Vinh (Vietnam+)