Bài học mà Trung Quốc và Mỹ có thể rút ra từ người Hy Lạp cổ đại

Khi sự cạnh tranh kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, các sử thi của Hy Lạp cổ đại khuyến khích chúng ta không xem cạnh tranh như một trò chơi có tổng bằng không."
Bài học mà Trung Quốc và Mỹ có thể rút ra từ người Hy Lạp cổ đại ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Theo trang mạng asia.nikkei.com, "khi cả hai cùng bắt đầu xuất phát, sẽ có một người thấy điều có lợi trước người còn lại,” một chiến binh đã tuyên bố như vậy trong sử thi Iliad của Homer, một bộ sử thi của Hy Lạp từ gần 3.000 năm trước.

Với việc lựa chọn một người đồng hành cho một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, chiến binh này biết rằng sự trợ giúp của một người bạn sẽ cải thiện cơ hội thành công.

Khi sự cạnh tranh kinh tế và chính trị ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ, các sử thi (khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên) và các vở bi kịch (thế kỷ thứ 5 trước công nguyên) của Hy Lạp cổ đại khuyến khích chúng ta không xem cạnh tranh như một trò chơi có tổng bằng không."

Thần thoại Hy Lạp nhấn mạnh rằng chiến thắng được hiểu là "tôi thắng, bạn thua" sẽ dẫn tới sự đau khổ không chỉ dành cho người người thua cuộc mà còn dành cho cả người chiến thắng. Những câu chuyện này lên án sự cứng nhắc bảo thủ liên quan đến các vấn đề gây tranh cãi và chúng cảnh báo không nên từ bỏ các cách giải quyết xung đột sáng tạo, phi bạo lực.

Thần thoại Hy Lạp nhấn mạnh cái giá bi thảm của xung đột bạo lực. Chúng khơi nguồn sự đồng cảm. Chúng ca ngợi giá trị tồn tại của sự cạnh tranh mang tính xây dựng, đôi bên cùng có lợi.

Người Hy Lạp cổ đại có tính ganh đua mạnh mẽ, mong muốn giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến, từ chiến tranh đến các tranh chấp chính trị, kinh tế và giữa các cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà người Hy Lạp phát minh ra Thế vận hội Olympic.

[Trọng tâm của cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ: Phục hồi hay tăng trưởng?]

Nhưng nhà thơ Hy Lạp cổ đại Hesiod (vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên) đã công nhận 2 loại xung đột cạnh tranh: một loại đáng trách và mang tính hủy diệt, thúc đẩy bạo lực và chiến tranh; loại còn lại đáng ca ngợi, thúc đẩy tham vọng cạnh tranh có giá trị và hoạt động hiệu quả.

Các sử thi Hy Lạp càng củng cố thêm sự lên án của Hesiod đối với kiểu thù địch hủy diệt vốn có thể trở thành bạo lực này. Họ nhấn mạnh sự khủng khiếp của chiến tranh và cái giá thảm khốc của nó đối với những kẻ bị chinh phục và đi chinh phục.

Những câu chuyện về Chiến tranh thành Troy, một cuộc xung đột nổi tiếng kéo dài 10 năm giữa phương Tây và phương Đông, không khiến kẻ thù phương Đông của người Hy Lạp (những người ở thành Troy) trở nên xấu xa, mà thay vào đó, chúng bình đẳng hóa những người chiến đấu, nhấn mạnh vào bản tính nhân đạo chung và việc họ đều dễ dàng bị tổn thương trước đau khổ và cái chết.

Chẳng hạn như trong sử thi Iliad của Homer, chiến binh của cả hai bên ăn mừng các cuộc đổ máu. Họ xem các trận chiến là cơ hội để có được vinh quang vĩnh cửu thông qua thành công quân sự. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho thấy sự tàn phá của bạo lực và sự lãng phí khổng lồ cuộc đời của những con người trẻ tuổi, bị hủy hoại khi đang trong độ tuổi đẹp nhất.

Những kẻ giết người trong sử thi Iliad tỏ ra hả hê, nhưng những hình ảnh ví von và các đoạn tường thuật đã miêu tả mọi cái chết đều bi thảm. Sử thi này đã mô tả nỗi sầu khổ và đau buồn của những người thân và bạn bè của những người đã mất, thậm chí cả ở những thế hệ sau.

Bằng cách nhấn mạnh cái giá bi thảm của chiến tranh, thần thoại Hy Lạp cũng cảnh báo việc thiếu kiềm chế và trí tưởng tượng sẽ khiến các tranh chấp nhỏ leo thang thành các cuộc xung đột lớn. Sử thi Iliad mô tả cuộc chiến thành Troy không những gây hủy diệt mà còn vô nghĩa. Một sự kiện nông nổi lẽ ra có thể đã được giải quyết mà không cần phải đổ máu.

Việc thiếu một giải pháp ngoại giao đã dẫn tới vô số cái chết và đau khổ khủng khiếp cho người Hy Lạp cũng như người thành Troy. Với khả năng hủy diệt của vũ khí hiện đại, sự thiếu kiềm chế và sự thất bại của trí tưởng tượng (tình huống trong đó một điều không mong muốn nhưng hoàn toàn có thể dự đoán được không được lên kế hoạch để đối phó) có thể còn thảm khốc hơn nhiều.

Trong sử thi Iliad, sự thiếu kiềm chế dưới hình thức bạo lực được kích động bởi mong muốn trả thù có vẻ vừa tàn ác vừa vô dụng, và sử thi cho thấy đồng cảm sẽ là một sự thay thế lành mạnh hơn.

Các chiến binh trong sử thi ca ngợi sự báo thù, nhưng một loạt các cuộc giết chóc xuất phát từ mong muốn báo thù đã tước đi nhân tính của Achilles, chiến binh vĩ đại nhất của Hy Lạp.

Để trả thù cho cái chết của người bạn thân nhất của mình, Achilles đã giết chết kẻ giết bạn mình và tiến hành một cuộc nổi loạn điên cuồng, tàn sát kẻ thù một cách bừa bãi và không thương tiếc. Achilles thậm chí còn chặt đầu một kẻ bị đánh bại đang cầu xin sự sống.

Tuy nhiên, cơn thịnh nộ không thể xoa dịu được nỗi buồn của Achilles. Sự an ủi chỉ bắt đầu khi ông đột nhiên nhận ra rằng con người, không giống như các vị thần, đều dễ bị yếu mềm trước sự đau khổ và cái chết.

Lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Achilles trả lại xác của kẻ thù lớn nhất của mình cho người cha đau buồn của hắn. Khoảnh khắc chia sẻ đau buồn ngắn ngủi giữa kẻ giết người và cha của nạn nhân đã mang lại niềm an ủi và sự thanh thản.

Thần thoại Hy Lạp không chỉ phơi bày sự vô ích của các cuộc đổ máu và giá trị trị liệu của sự đồng cảm, mà còn cho thấy sức mạnh nhất thời và giá trị tồn tại của sự tự kiềm chế, suy tính kỹ càng và sự lãnh đạo ẩn chứa lòng nhân từ. Những câu chuyện kể về hậu quả sau khi thành Troy sụp đổ nhấn mạnh sự đau khổ của những kẻ thắng cuộc cũng như thua cuộc.

Không thể kiềm chế bản thân trong chiến thắng, những người Hy Lạp đi chinh phục đã biến chiến thắng thành bi kịch, nhận lại sự thù hận của các vị thần và một hành trình trở về cực khổ - và đối với một số người thậm chí còn là thảm họa. Sử thi Odyssey của Homer nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của con người khi vận may thay đổi.

Câu chuyện kể về một vị vua chinh phạt trở thành kẻ lang thang nghèo khổ và những nhà quý tộc độc đoán trở thành những xác chết đẫm máu. Quyền lực chỉ là nhất thời, và sử thi Odyssey chỉ ra không phải số phận mà là sự lựa chọn của con người mới là yếu tố quyết định việc có thể tối đa hóa cơ hội thành công hay dẫn đến thất bại.

Khả năng tự chủ, tầm nhìn xa và sự lãnh đạo khôn ngoan, từ bi, có trách nhiệm sẽ thúc đẩy sự tồn tại và thành công. Việc thiếu sự kiềm chế, không suy nghĩ thận trọng và lạm dụng quyền lực đồng nghĩa với việc tự hủy hoại bản thân.

Nhiều thế kỷ sau, các bi kịch Hy Lạp đã cảnh báo trước sự lạm dụng quyền lực và quan niệm một chiều về chiến thắng. Họ khen ngợi pháp quyền và sự thỏa hiệp sáng tạo. Trong tác phẩm Oresteia (bộ ba vở bi kịch) của Aeschylus, thái độ "người thắng cuộc lấy tất cả" của các nhân vật tạo ra một vòng xoay giết chóc và báo thù đầy thảm khốc, không bao giờ kết thúc và ngày càng leo thang.

Tuy nhiên, trong vở kịch cuối cùng của bộ ba vở bi kịch này, nữ thần của trí tuệ và sự khéo léo Athena đã xác định lại chiến thắng là chiến thắng cho tất cả. Athena nhấn mạnh rằng sự báo thù phải phát triển thành một sự hiểu biết nhìn xa trông rộng rằng pháp quyền mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Vở bi kịch Antigone của Sophocles đưa ra một ví dụ cảnh báo về cách không nên giải quyết xung đột. 2 nhân vật chính, cả 2 đều cực kỳ tin tưởng vào sự đúng đắn của đạo đức trong thái độ và hành động của chính họ, đã xung đột và tự hủy hoại bản thân. Họ không chỉ hủy hoại bản thân mà còn cả gia đình và thành phố của họ.

Sự chắc chắn cứng nhắc của cả hai nhân vật chính đã khiến họ không thể lắng nghe những lời khuyên tốt. Cả hai đã không nhận ra được giải pháp sáng tạo, vốn rất rõ ràng đối với bất cứ ai nhìn nhận cuộc xung đột đó một cách khách quan.

Các câu chuyện định hình thái độ và giá trị văn hóa. Họ dạy chúng ta điều gì đáng ngưỡng mộ và điều gì đáng lên án. Sử thi và các vở bi kịch Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh sự điên rồ của việc theo đuổi chiến thắng mà gây tổn hại tới người khác.

Bằng cách miêu tả chi tiết sự lãng phí khủng khiếp của cuộc cạnh tranh và chiến tranh hủy diệt, những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng cách hiểu truyền thống về chiến thắng là “tôi thắng, bạn thua” sẽ khiến tất cả mọi người đều thua cuộc. Những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng sự cạnh tranh có thể là một động lực xây dựng quan trọng, tối đa hóa cơ hội chiến thắng của tất cả mọi người.

Trung Quốc và Mỹ bị chia cắt bởi các đại dương, nhưng các phát minh công nghệ đã khiến thế giới trở nên rất nhỏ bé. Những thách thức hiện hữu của đại dịch và biến đổi khí hậu không tính đến ranh giới địa lý và bản sắc dân tộc. Các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau.

Là công dân của các quốc gia hùng mạnh, chúng ta sở hữu những công nghệ hùng mạnh. Chúng ta cùng sống trên cùng một hành tinh mong manh. Các nhà thơ sử thi và bi kịch Hy Lạp cổ đại từ nhiều thế kỷ trước đã khuyến khích chúng ta cùng nhau cạnh tranh và sáng tạo./.

(VIetnam+)

Tin cùng chuyên mục