Trong 3 ngày Tết từ 14-16/2 (từ mùng 1-3 Tết Canh Dần), các điểm văn hóa, vui chơi giải trí cùng các nơi thờ tự của Hà Nội tấp nập người đi du xuân, vào chùa cầu may.
Ai cũng mong mỏi những ngày đầu xuân được thả lỏng cơ thể, thả lỏng cảm xúc, trở về với cõi tâm linh và hòa mình vào không khí, tiết trời xuân, cầu mong những điều tốt lành cho một năm mới.
Thế nhưng, đây cũng là thời điểm đến hẹn lại lên, các điểm trông giữ xe máy ở những nơi này đồng loạt tăng giá, "chặt chém" khách trẩy hội.
Quanh khu vực đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Hà, những điểm trông giữ xe máy tự phát đua nhau mọc trên vỉa hè. Mỗi điểm đều có từ 2-3 nhân viên ghi vé, dắt xe cho khách.
Tại đền Quán Thánh, để gửi xe, khách du xuân phải móc ví 10.000 đồng để nhận tấm vé xe máy là miếng bìa cứng hình vuông, được cắt vội từ vỏ bao thuốc lá, trên ghi số thứ tự.
Nhiều bãi xe "mẫu" được tổ chức theo hình thức "khoán quản" của thành phố cũng thu với giá "trên trời". Dọc các tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ giá trông xe máy đồng hạng 10.000 đồng/xe. Dù tại các điểm trông giữ xe này đều có tấm biển thông báo và trên tấm vé xe cũng ghi mức giá 2.000 đồng/xe theo quy định của Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Không riêng gì các bãi xe ở các điểm vui chơi, giải trí, các nơi thờ tự "móc túi" khách ngày xuân, các điểm trông giữ xe máy ở các bệnh viện cũng tha hồ tham gia cuộc "chặt chém".
Móc ví trả 10.000 đồng tại một bãi gửi xe trước cửa bệnh viện Phụ sản Trung ương, anh Tuấn Anh,ở phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội, phàn nàn: "Vào thăm, chúc Tết vài người bạn gần đây, tôi gửi xe cho tiện. Bình thường thì đã thu vượt quá quy định 1.000 đồng/xe, nhưng ngày này thu cao tới gấp 3 lần như vậy thì quá thể. Tuy nhiên, vì đây là ngày Tết, tôi cũng không muốn đôi co."
Tại bãi gửi xe máy ngay sát cửa Bệnh viện Việt Đức, khi bị khách gửi xe thắc mắc tại sao gửi xe mà không có vé và thu với mức giá 10.000 đồng/xe, một nhân viên trông giữ xe khoảng 50 tuổi trả lời thản nhiên: "Ngày Tết gửi ở đâu chẳng thế. Gửi thì gửi, không gửi thì thôi!". Rồi người nhân viên này "đốp" lại một khách gửi xe khác: "Cần gì vé xe, tiền thuế Nhà nước chảy vào túi tôi chứ vào túi ai!."
Những ngày Tết là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để mọi người được du xuân, tìm sự yên ả, thanh tịnh trong tâm hồn mỗi con người.
Thế nhưng, gặp cảnh "chặt chém" này thì e rằng, sự hòa mình vào không khí, tiết xuân, cầu mong những điều tốt lành cho một năm mới của không ít người dân đã ít nhiều bay đi./.
Ai cũng mong mỏi những ngày đầu xuân được thả lỏng cơ thể, thả lỏng cảm xúc, trở về với cõi tâm linh và hòa mình vào không khí, tiết trời xuân, cầu mong những điều tốt lành cho một năm mới.
Thế nhưng, đây cũng là thời điểm đến hẹn lại lên, các điểm trông giữ xe máy ở những nơi này đồng loạt tăng giá, "chặt chém" khách trẩy hội.
Quanh khu vực đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa Hà, những điểm trông giữ xe máy tự phát đua nhau mọc trên vỉa hè. Mỗi điểm đều có từ 2-3 nhân viên ghi vé, dắt xe cho khách.
Tại đền Quán Thánh, để gửi xe, khách du xuân phải móc ví 10.000 đồng để nhận tấm vé xe máy là miếng bìa cứng hình vuông, được cắt vội từ vỏ bao thuốc lá, trên ghi số thứ tự.
Nhiều bãi xe "mẫu" được tổ chức theo hình thức "khoán quản" của thành phố cũng thu với giá "trên trời". Dọc các tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ giá trông xe máy đồng hạng 10.000 đồng/xe. Dù tại các điểm trông giữ xe này đều có tấm biển thông báo và trên tấm vé xe cũng ghi mức giá 2.000 đồng/xe theo quy định của Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Không riêng gì các bãi xe ở các điểm vui chơi, giải trí, các nơi thờ tự "móc túi" khách ngày xuân, các điểm trông giữ xe máy ở các bệnh viện cũng tha hồ tham gia cuộc "chặt chém".
Móc ví trả 10.000 đồng tại một bãi gửi xe trước cửa bệnh viện Phụ sản Trung ương, anh Tuấn Anh,ở phố Bùi Ngọc Dương, Hà Nội, phàn nàn: "Vào thăm, chúc Tết vài người bạn gần đây, tôi gửi xe cho tiện. Bình thường thì đã thu vượt quá quy định 1.000 đồng/xe, nhưng ngày này thu cao tới gấp 3 lần như vậy thì quá thể. Tuy nhiên, vì đây là ngày Tết, tôi cũng không muốn đôi co."
Tại bãi gửi xe máy ngay sát cửa Bệnh viện Việt Đức, khi bị khách gửi xe thắc mắc tại sao gửi xe mà không có vé và thu với mức giá 10.000 đồng/xe, một nhân viên trông giữ xe khoảng 50 tuổi trả lời thản nhiên: "Ngày Tết gửi ở đâu chẳng thế. Gửi thì gửi, không gửi thì thôi!". Rồi người nhân viên này "đốp" lại một khách gửi xe khác: "Cần gì vé xe, tiền thuế Nhà nước chảy vào túi tôi chứ vào túi ai!."
Những ngày Tết là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để mọi người được du xuân, tìm sự yên ả, thanh tịnh trong tâm hồn mỗi con người.
Thế nhưng, gặp cảnh "chặt chém" này thì e rằng, sự hòa mình vào không khí, tiết xuân, cầu mong những điều tốt lành cho một năm mới của không ít người dân đã ít nhiều bay đi./.
Anh Tùng (Vietnam+)