Các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội ở Pháp đang đứng trước những khó khăn lớn do làn sóng bãi công biểu tình liên tục và ngày càng lan rộng của người lao động Pháp phản đối kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí.
Từ mấy ngày qua, các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp đã đồng loạt phát động các cuộc tổng đình công và biểu tình không thời hạn kể từ 12/10.
Các nghiệp đoàn cho biết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các thành viên công đoàn thuộc tất cả các ngành, đặc biệt là giao thông vận tải, dịch vụ công cộng, năng lượng, giáo dục.
Khoảng 30-50% số chuyến bay từ hai sân bay lớn ở thủ đô Paris là Orly và Charles De Gaulle sẽ bị hủy hoặc hoãn lại nhiều giờ. Số chuyến tàu cao tốc bị giảm 2/3, khi chỉ có một trong số ba tàu cao tốc TGV của Pháp hoạt động.
Giáo viên các trường phổ thông và lái xe tải cũng như nhân viên ngành bưu điện, lao động trong ngành hóa dầu cũng tuyên bố tham gia bãi công.
Đây là đợt tổng bãi công thứ 4 ở Pháp trong vòng một tháng qua nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí do chính quyền của Tổng thống Nicolas Sarkozy đề xướng.
Các nhà tổ chức ước tính số người tham gia sẽ đông hơn so với cuộc tổng bãi công gần đây nhất diễn ra ngày 3/10, khi có hơn 200 cuộc biểu tình với sự tham gia của gần 3 triệu người lao động thuộc nhiều ngành kinh tế diễn ra tại hàng loạt thành phố lớn cũng như thị trấn trên phạm vi toàn nước Pháp.
Cải cách chế độ hưu trí là một trong số những ưu tiên cải cách mà Chính phủ Pháp đã chính thức công bố, trong đó có điều khoản từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu của người lao động Pháp sẽ nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi.
Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế và để tránh nguy cơ hệ thống trợ cấp hưu trí bị sụp đổ. Song kế hoạch không được người lao động ở Pháp ủng hộ vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của họ.
Kế hoạch nâng độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 60 tuổi hiện nay lên 62 tuổi đã được hai viện Quốc hội Pháp thông qua. Ngày 11/10, Thượng viện Pháp cũng đã thông qua một điều khoản quan trọng khác trong dự luật cải cách chế độ hưu trí. Đó là nâng độ tuổi người lao động có thể nghỉ hưu và được hưởng trọn vẹn lương hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi đang tiến gần tới việc được chính thức thông qua thành luật./.
Từ mấy ngày qua, các tổ chức công đoàn lớn ở Pháp đã đồng loạt phát động các cuộc tổng đình công và biểu tình không thời hạn kể từ 12/10.
Các nghiệp đoàn cho biết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các thành viên công đoàn thuộc tất cả các ngành, đặc biệt là giao thông vận tải, dịch vụ công cộng, năng lượng, giáo dục.
Khoảng 30-50% số chuyến bay từ hai sân bay lớn ở thủ đô Paris là Orly và Charles De Gaulle sẽ bị hủy hoặc hoãn lại nhiều giờ. Số chuyến tàu cao tốc bị giảm 2/3, khi chỉ có một trong số ba tàu cao tốc TGV của Pháp hoạt động.
Giáo viên các trường phổ thông và lái xe tải cũng như nhân viên ngành bưu điện, lao động trong ngành hóa dầu cũng tuyên bố tham gia bãi công.
Đây là đợt tổng bãi công thứ 4 ở Pháp trong vòng một tháng qua nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí do chính quyền của Tổng thống Nicolas Sarkozy đề xướng.
Các nhà tổ chức ước tính số người tham gia sẽ đông hơn so với cuộc tổng bãi công gần đây nhất diễn ra ngày 3/10, khi có hơn 200 cuộc biểu tình với sự tham gia của gần 3 triệu người lao động thuộc nhiều ngành kinh tế diễn ra tại hàng loạt thành phố lớn cũng như thị trấn trên phạm vi toàn nước Pháp.
Cải cách chế độ hưu trí là một trong số những ưu tiên cải cách mà Chính phủ Pháp đã chính thức công bố, trong đó có điều khoản từ nay đến năm 2018, độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu của người lao động Pháp sẽ nâng lên 62 tuổi so với quy định hiện hành là 60 tuổi.
Chính phủ Pháp coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia ngày càng tăng đang đe dọa nền kinh tế và để tránh nguy cơ hệ thống trợ cấp hưu trí bị sụp đổ. Song kế hoạch không được người lao động ở Pháp ủng hộ vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của họ.
Kế hoạch nâng độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu từ 60 tuổi hiện nay lên 62 tuổi đã được hai viện Quốc hội Pháp thông qua. Ngày 11/10, Thượng viện Pháp cũng đã thông qua một điều khoản quan trọng khác trong dự luật cải cách chế độ hưu trí. Đó là nâng độ tuổi người lao động có thể nghỉ hưu và được hưởng trọn vẹn lương hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi đang tiến gần tới việc được chính thức thông qua thành luật./.
(TTXVN/Vietnam+)