Cuộc tổng bãi công 24 giờ do các tổ chức công đoàn lớn nhất trong lĩnh vực công và tư ở Hy Lạp phát động vào ngày 15/12 để phản đối việc cải cách luật lao động khiến hoạt động giao thông đường sắt, đường thủy và đường không ở nước này tê liệt hoàn toàn.
Cuộc tổng bãi công này được xem là đỉnh điểm của làn sóng phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ Hy Lạp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
Các hãng hàng không đã phải hủy hàng trăm chuyến bay, trong khi hành khách cũng không thể đi lại bằng đường sắt và đường thủy.
Nhiều cơ quan công quyền, công ty nhà nước, trường học, ngân hàng và một loạt công ty khu vực kinh tế tư nhân cũng trở thành "nạn nhân" của cuộc tổng bãi công này.
Các tổ chức công đoàn lớn nhất của Hy Lạp đã phát động tuần lễ bãi công bắt đầu từ ngày 13/12 nhằm phản đối việc sửa đổi luật lao động, theo đó cho phép cắt giảm thu nhập của người lao động, thay hợp đồng lao động tập thể bằng hợp đồng lao động cá nhân, cắt giảm quyền lợi của người lao động và tăng quyền cho người sử dụng lao động. Những sửa đổi này đã được Quốc hội Hy Lạp thông qua trong phiên họp đêm 14/12.
Chính phủ Hy Lạp đang thực hiện các biện pháp khắc khổ để đổi lấy gói trợ giúp tín dụng của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổng trị giá 110 tỉ euro.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho rằng những biện pháp khắc khổ sẽ cứu được nhiều công ty thoát khỏi tình trạng phá sản và sa thải nhân công, tuy nhiên, giới công đoàn gọi đây là những biện pháp "man rợ."
Làn sóng bãi công phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các chính phủ có nguy cơ lan rộng ra khắp châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra trong các ngày 16-17/12 tại Brussels (Bỉ), sau khi công nhân tại Tây Ban Nha, Bỉ và các nước thành viên khác của EU cũng quyết định xuống đường biểu tình và tiến hành bãi công vào ngày 15/12.
Đại diện Liên đoàn công đoàn châu Âu (ETUC) nhấn mạnh các công đoàn châu Âu kêu gọi các chính phủ ngừng "tấn công" vào tiền lương và các khoản phúc lợi xã hội, mà nên phối hợp hành động nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đang đe dọa châu Âu hiện nay./.
Cuộc tổng bãi công này được xem là đỉnh điểm của làn sóng phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ Hy Lạp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.
Các hãng hàng không đã phải hủy hàng trăm chuyến bay, trong khi hành khách cũng không thể đi lại bằng đường sắt và đường thủy.
Nhiều cơ quan công quyền, công ty nhà nước, trường học, ngân hàng và một loạt công ty khu vực kinh tế tư nhân cũng trở thành "nạn nhân" của cuộc tổng bãi công này.
Các tổ chức công đoàn lớn nhất của Hy Lạp đã phát động tuần lễ bãi công bắt đầu từ ngày 13/12 nhằm phản đối việc sửa đổi luật lao động, theo đó cho phép cắt giảm thu nhập của người lao động, thay hợp đồng lao động tập thể bằng hợp đồng lao động cá nhân, cắt giảm quyền lợi của người lao động và tăng quyền cho người sử dụng lao động. Những sửa đổi này đã được Quốc hội Hy Lạp thông qua trong phiên họp đêm 14/12.
Chính phủ Hy Lạp đang thực hiện các biện pháp khắc khổ để đổi lấy gói trợ giúp tín dụng của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổng trị giá 110 tỉ euro.
Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho rằng những biện pháp khắc khổ sẽ cứu được nhiều công ty thoát khỏi tình trạng phá sản và sa thải nhân công, tuy nhiên, giới công đoàn gọi đây là những biện pháp "man rợ."
Làn sóng bãi công phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các chính phủ có nguy cơ lan rộng ra khắp châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), dự kiến diễn ra trong các ngày 16-17/12 tại Brussels (Bỉ), sau khi công nhân tại Tây Ban Nha, Bỉ và các nước thành viên khác của EU cũng quyết định xuống đường biểu tình và tiến hành bãi công vào ngày 15/12.
Đại diện Liên đoàn công đoàn châu Âu (ETUC) nhấn mạnh các công đoàn châu Âu kêu gọi các chính phủ ngừng "tấn công" vào tiền lương và các khoản phúc lợi xã hội, mà nên phối hợp hành động nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đang đe dọa châu Âu hiện nay./.
(TTXVN/Vietnam+)