Bài 4: Người dân Hà Quảng trồng gừng hữu cơ tiến ra thế giới

Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, đồng bào chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh. Vài năm gần đây, người dân bắt đầu trồng cây gừng hữu cơ cho giá trị kinh tế cao.
Anh Trương Văn Lần, 43 tuổi, người dân thôn Ngườm Vài, xã Cải Viên, huyện Hà Quảng đang cùng người con gái lớn thu hoạch vụ gừng hữu cơ năm 2019. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Người dân canh tác gừng hữu cơ ngay dưới chân núi tiếp giáp biên giới với Trung Quốc. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Công ty Phát triển Nông nghiệp và tư vấn Môi trường – DACE giới thiệu cây trồng gừng hữu cơ cho người dân tại Ngườm Vài từ năm 2018 và 100% nguyên liệu sau thu hoạch sẽ được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Âu. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Anh Trương Văn Lần niềm nở chia sẻ ‘trồng gừng có thể đổi thành tiền nuôi con ăn học, phấn khởi lắm!’ Thu nhập trồng gừng năm 2019 đạt 50 triệu đồng và trước đó là 30 triệu đồng vào năm đầu tiên chuyển từ trồng ngô sang gừng, năm 2018. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Ruộng gừng tạm ‘ngủ đông’ sau mùa thu hoạch năm 2019. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Cán bộ của Công ty DACE tư vấn kỹ thuật trồng gừng hữu cơ cho người dân trong thôn Ngườm Vài. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Quy trình canh tác cây trồng của cho bà con nông dân Thôn Ngườm Vài, Cải Viên, Hà Quảng (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Cán bộ của Công ty DACE đi thu mua nông sản cho người dân tại ngay địa phương. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Công ty Phát triển Nông nghiệp và tư vấn Môi trường – DACE là một trong những công ty được hỗ trợ tư vấn quản trị kinh doanh từ Tổ chức CSIP và Oxfam tại Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp vì mục đích phát triển”- EFD. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Hà Quảng là huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, dân số trên 33.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao và Kinh. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Xã Cải Viên, huyện Hà Quảng tiếp giáp biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Nhà của đồng bào sinh sống tại Cải Viên, Hà Quảng chủ yếu được dựng lên từ phên tre “oằn mình” dưới lớp ngói rêu phong. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Thôn Ngườm Vài nằm ở vùng núi cao, đời sống của người dân rất khó khăn, nước sinh hoạt dựa hoàn vào nguồn mưa tự nhiên. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Tại Ngườm Vài, nhà nào cũng có những chiếc chum rất lớn để hứng nước mưa, dùng cho quanh năm. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Những ngôi nhà xây kiên cố sẽ dần được thay thế cho những nếp nhà phên tre nhờ ‘bàn tay’ lao động cần cù với mô hình trồng trọt bền vững của đồng bào thôn Ngườm Vài. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Củ gừng không chỉ mang lại kinh tế cho người dân thôn Ngườm Vài mà còn giúp họ yên tâm bám trụ trên mảnh đất biên giới, địa đầu tổ quốc với điều kiện sinh sống đang dần được cải thiện. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục