Kết quả kiểm tra thực tế của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy tính đến ngày 12/7, tại Bắc Trung Bộ hơn 25.000ha lúa bị chết do nắng nóng, hơn 70.000ha lúa bị hạn nặng.
Nếu trời tiếp tục không mưa, hơn 70.000ha lúa này sẽ bị mất trắng, ước tính thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng và nguy cơ thiếu đói với hàng chục nghìn người dân trong kỳ giáp hạt là khó tránh khỏi.
Hơn một tháng qua, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình không có mưa, nhiệt độ thường xuyên ở mức 37-39 độ C, có lúc lên trên 42 độ C làm hàng nghìn hecta lúa bị hạn nặng, hàng trăm hồ đập trữ nước cạn kiệt, hàng nghìn trạm bơm không hoạt động được.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực bắt đầu có tình trạng nước mặn xâm thực.
Tại tỉnh Thanh Hóa, mặn xâm thực vào toàn bộ kênh De, các sông Càn, sông Hoạt và vào sâu sông Lèn đến 20km.
Theo ông Lê Duy Trinh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đối với các huyện bị mặn, tỉnh sẽ chuyển nước từ các huyện ở phía trên thông qua việc nối các hệ thống thủy lợi lại với nhau để chuyển nước xuống, phải dựng các đập tạm ngăn sông để ngăn mặn.
Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết sở đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh lệnh cho ngăn sông Kẻ Gai để ngăn nước mặn xâm nhập ở cống Huy Quang vào và giữ nước ngọt từ Para Nam Đàn xuống, để tạo nguồn cho sáu trạm bơm.
Đối với Chi cục thủy lợi tỉnh Quảng Bình, ngoài những trạm bơm chủ động của các công trình thủy nông được nhà nước quản lý, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chi cục thủy lợi đã kiểm tra đôn đốc, nạo vét dòng chảy, phối hợp giữa các công ty quản lý khai thác các công trình thủy lợi của tỉnh và các địa phương để sử dụng nước hiệu quả; đồng thời chờ để trữ nước trong thời gian tới nếu có mưa.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo để hạn chế thiệt hại do hạn hán, các địa phương cần sử dụng nước tiết kiệm, bảo đảm cấp đủ nước dưỡng cho các diện tích lúa đã gieo cấy. Đối với diện tích có khả năng cấp nước, người dân cần tranh thủ gieo trồng khi còn thời vụ./.
Nếu trời tiếp tục không mưa, hơn 70.000ha lúa này sẽ bị mất trắng, ước tính thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng và nguy cơ thiếu đói với hàng chục nghìn người dân trong kỳ giáp hạt là khó tránh khỏi.
Hơn một tháng qua, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình không có mưa, nhiệt độ thường xuyên ở mức 37-39 độ C, có lúc lên trên 42 độ C làm hàng nghìn hecta lúa bị hạn nặng, hàng trăm hồ đập trữ nước cạn kiệt, hàng nghìn trạm bơm không hoạt động được.
Bên cạnh đó, nhiều khu vực bắt đầu có tình trạng nước mặn xâm thực.
Tại tỉnh Thanh Hóa, mặn xâm thực vào toàn bộ kênh De, các sông Càn, sông Hoạt và vào sâu sông Lèn đến 20km.
Theo ông Lê Duy Trinh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đối với các huyện bị mặn, tỉnh sẽ chuyển nước từ các huyện ở phía trên thông qua việc nối các hệ thống thủy lợi lại với nhau để chuyển nước xuống, phải dựng các đập tạm ngăn sông để ngăn mặn.
Ông Nguyễn Thọ Cảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết sở đã tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh lệnh cho ngăn sông Kẻ Gai để ngăn nước mặn xâm nhập ở cống Huy Quang vào và giữ nước ngọt từ Para Nam Đàn xuống, để tạo nguồn cho sáu trạm bơm.
Đối với Chi cục thủy lợi tỉnh Quảng Bình, ngoài những trạm bơm chủ động của các công trình thủy nông được nhà nước quản lý, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Chi cục thủy lợi đã kiểm tra đôn đốc, nạo vét dòng chảy, phối hợp giữa các công ty quản lý khai thác các công trình thủy lợi của tỉnh và các địa phương để sử dụng nước hiệu quả; đồng thời chờ để trữ nước trong thời gian tới nếu có mưa.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo để hạn chế thiệt hại do hạn hán, các địa phương cần sử dụng nước tiết kiệm, bảo đảm cấp đủ nước dưỡng cho các diện tích lúa đã gieo cấy. Đối với diện tích có khả năng cấp nước, người dân cần tranh thủ gieo trồng khi còn thời vụ./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)