Ngày 19/4, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cho biết Ủy ban nhân dân tỉnh vừa tổ chức tiếp nhận ảnh Mộc bản “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ năm 1010 do Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước trao tặng để trưng bày tại Bảo tàng tỉnh và dâng ảnh tại Đền Đô – nơi thờ 8 vị vua triều Lý.
Bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ năm 1010 là một trong những tài liệu có giá trị đặc biệt, được Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tìm thấy trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đây là một minh chứng xác thực về lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến và xác thực về công lao to lớn của vua Lý Thái Tổ.
Mộc bản “Chiếu dời đô” nằm trong bộ ván khắc sách Đại Việt sử ký toàn thư – là bộ quốc sử Việt Nam được biên soạn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Đây là bộ sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Toàn bộ bản mộc “Chiếu dời đô” có 214 chữ (không kể phần chú thích), khắc chữ Hán ngược.
Đây là bản cổ nhất về “Chiếu dời đô” được tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại.
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cũng cho biết để tiếp tục phát huy giá trị khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV đã thực hiện 2 bộ ảnh chụp mộc bản, bản dập và bản dịch “Chiếu dời đô” và trao tặng tỉnh Bắc Ninh.
Trong đó, 1 bộ dâng lên các vị vua triều Lý tại Đền Đô, 1 bản trưng bày tại Bảo tàng tỉnh để công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng, từ đó khích lệ lòng tự hào dân tộc, giáo dục lòng yêu nước đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam ra thế giới./.
Bản khắc “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ năm 1010 là một trong những tài liệu có giá trị đặc biệt, được Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tìm thấy trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đây là một minh chứng xác thực về lịch sử Thủ đô ngàn năm văn hiến và xác thực về công lao to lớn của vua Lý Thái Tổ.
Mộc bản “Chiếu dời đô” nằm trong bộ ván khắc sách Đại Việt sử ký toàn thư – là bộ quốc sử Việt Nam được biên soạn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17. Đây là bộ sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.
Toàn bộ bản mộc “Chiếu dời đô” có 214 chữ (không kể phần chú thích), khắc chữ Hán ngược.
Đây là bản cổ nhất về “Chiếu dời đô” được tìm thấy tính đến thời điểm hiện tại.
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cũng cho biết để tiếp tục phát huy giá trị khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV đã thực hiện 2 bộ ảnh chụp mộc bản, bản dập và bản dịch “Chiếu dời đô” và trao tặng tỉnh Bắc Ninh.
Trong đó, 1 bộ dâng lên các vị vua triều Lý tại Đền Đô, 1 bản trưng bày tại Bảo tàng tỉnh để công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng, từ đó khích lệ lòng tự hào dân tộc, giáo dục lòng yêu nước đối với các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam ra thế giới./.
Thái Hùng (TTXVN)