Chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành nghiên cứu, giới thiệu, quảng bá những giá trị nghệ thuật điêu khắc đá tinh xảo, độc đáo của hàng thú đá tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Sơn - một công trình kiến trúc nổi tiếng được khởi dựng từ vương triều Lý vào thế kỷ thứ XI.
Đây là những tác phẩm điêu khắc mang giá trị nghệ thuật cổ quí hiếm còn tồn tại ít ỏi trên đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh, quê hương phát tích của vương triều Lý nói riêng.
Hàng thú đá này từ xưa đến nay vẫn nằm ở tầng nền thứ hai của chùa, gồm 10 con thú là trâu, ngựa, voi, tê giác, sư tử... được xếp đối xứng nhau mỗi bên năm con. Các con vật này và bậc đá là một khối đá liền, chỉ riêng con trâu ở dãy bên phải ghép bằng hai khối đá.
Cả tượng và bệ được đặt trên chân tượng đá lớn. Phần bệ được chạm khắc các cánh sen kiểu dáng tròn và rất đều nhau. Cả 10 con thú đều được chạm khắc từ các khối đá nguyên, các chi tiết như tai, đuôi, sừng được chắp nối bằng các lỗ mộng chắc chắn.
Các con thú được thể hiện trong tư thế nằm, thân to béo, dáng khỏe khoắn, kích thước cao trung bình 1,2m, chiều dài dao động từ 1,5m đến 1,8m. Trên thân một số con thú chạm vân mây, móc nối mềm mại.
Toàn bộ những con vật này được các nghệ nhân điêu khắc thời xưa miêu tả hết sức chân thật sống động. Mỗi con một vẻ, nếu xem kỹ hoa văn trang trí với các dạng hình cánh sen, hình xoắn... có thể dễ dàng nhận thấy nó mang tính chất đặc trưng nổi bật của nghệ thuật kiến trúc tạo hình thời Lý đã có cách đây hàng ngàn năm tuổi.
Hàng thú đá chùa Phật Tích với những đặc điểm riêng biệt về điêu khắc này được coi là di sản văn hóa vật thể cổ quí hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ./.
Đây là những tác phẩm điêu khắc mang giá trị nghệ thuật cổ quí hiếm còn tồn tại ít ỏi trên đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh, quê hương phát tích của vương triều Lý nói riêng.
Hàng thú đá này từ xưa đến nay vẫn nằm ở tầng nền thứ hai của chùa, gồm 10 con thú là trâu, ngựa, voi, tê giác, sư tử... được xếp đối xứng nhau mỗi bên năm con. Các con vật này và bậc đá là một khối đá liền, chỉ riêng con trâu ở dãy bên phải ghép bằng hai khối đá.
Cả tượng và bệ được đặt trên chân tượng đá lớn. Phần bệ được chạm khắc các cánh sen kiểu dáng tròn và rất đều nhau. Cả 10 con thú đều được chạm khắc từ các khối đá nguyên, các chi tiết như tai, đuôi, sừng được chắp nối bằng các lỗ mộng chắc chắn.
Các con thú được thể hiện trong tư thế nằm, thân to béo, dáng khỏe khoắn, kích thước cao trung bình 1,2m, chiều dài dao động từ 1,5m đến 1,8m. Trên thân một số con thú chạm vân mây, móc nối mềm mại.
Toàn bộ những con vật này được các nghệ nhân điêu khắc thời xưa miêu tả hết sức chân thật sống động. Mỗi con một vẻ, nếu xem kỹ hoa văn trang trí với các dạng hình cánh sen, hình xoắn... có thể dễ dàng nhận thấy nó mang tính chất đặc trưng nổi bật của nghệ thuật kiến trúc tạo hình thời Lý đã có cách đây hàng ngàn năm tuổi.
Hàng thú đá chùa Phật Tích với những đặc điểm riêng biệt về điêu khắc này được coi là di sản văn hóa vật thể cổ quí hiếm cần được bảo vệ, gìn giữ./.
Đàm Dũng (TTXVN/Vietnam+)