Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu đến năm 2020, mỗi xã có ít nhất một làng nghề tiểu thủ công nghiệp và đào tạo, truyền nghề, cấy nghề cho 1.500 đến 2.000 lao động/năm.
Để thực hiện mục tiêu đào tạo, truyền nghề cho lao động tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động trong sản xuất, kinh doanh, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách khuyến công đến người dân.
Việc đào tạo nghề được thực hiện theo nhu cầu của mỗi địa phương. Đa dạng hóa hình thức dạy nghề, truyền nghề và ứng dụng một số hình thức dạy nghề linh động, thực hành là chính, ứng dụng ngay tại công xưởng, nhằm giúp học viên tiếp cận nhanh, vững tay nghề.
Việc truyền và dạy nghề tập trung chủ yếu ở các nghề truyền thống như nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề mây tre đan, nghề may, thêu ren, mộc dân dụng, cơ khí…
Thực hiện chương trình đào tạo nghề, cấy nghề, 5 năm qua, với 5,6 tỷ đồng từ nguồn Quỹ khuyến công, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp của Bắc Ninh đã đào tạo, truyền nghề cho hơn 12.000 lao động bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn tại các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống có nhiều thế mạnh như đúc đồng, gốm, mây tre đan, cơ khí, mộc, may…
Sau khi được đào tạo và cấp chứng chỉ, đã có 70% số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, số còn lại làm việc tại hộ gia đình với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng, nâng tổng số lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn lên 38.000 người.
Chất lượng nguồn lao động được nâng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động tại các cơ sở sản uất công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp.
Bắc Ninh hiện có hơn 60 làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển như nghề gốm Phù Lãng, nghề đúc đồng ở Đại Bái, nghề mây tre đan ở Lạc Vệ.
Một số nghề mới được hỗ trợ và phát triển từ chương trình khuyến công góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ các địa phương vốn trước đây chỉ là vùng đất thuần nông.
Cùng với sự phát triển tại các khu công nghiệp tập trung, Bắc Ninh ưu tiên cho phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho con em gia đình nông dân nhường đất cho phát triển công nghiệp và quan trọng hơn cả là khôi phục, phát triển làng nghề thủ công truyền thống./.
Để thực hiện mục tiêu đào tạo, truyền nghề cho lao động tại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động trong sản xuất, kinh doanh, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách khuyến công đến người dân.
Việc đào tạo nghề được thực hiện theo nhu cầu của mỗi địa phương. Đa dạng hóa hình thức dạy nghề, truyền nghề và ứng dụng một số hình thức dạy nghề linh động, thực hành là chính, ứng dụng ngay tại công xưởng, nhằm giúp học viên tiếp cận nhanh, vững tay nghề.
Việc truyền và dạy nghề tập trung chủ yếu ở các nghề truyền thống như nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề mây tre đan, nghề may, thêu ren, mộc dân dụng, cơ khí…
Thực hiện chương trình đào tạo nghề, cấy nghề, 5 năm qua, với 5,6 tỷ đồng từ nguồn Quỹ khuyến công, Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp của Bắc Ninh đã đào tạo, truyền nghề cho hơn 12.000 lao động bằng hình thức đào tạo tại chỗ, ngắn hạn tại các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống có nhiều thế mạnh như đúc đồng, gốm, mây tre đan, cơ khí, mộc, may…
Sau khi được đào tạo và cấp chứng chỉ, đã có 70% số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, số còn lại làm việc tại hộ gia đình với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng, nâng tổng số lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn lên 38.000 người.
Chất lượng nguồn lao động được nâng cao đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động tại các cơ sở sản uất công nghiệp nông thôn, doanh nghiệp.
Bắc Ninh hiện có hơn 60 làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển như nghề gốm Phù Lãng, nghề đúc đồng ở Đại Bái, nghề mây tre đan ở Lạc Vệ.
Một số nghề mới được hỗ trợ và phát triển từ chương trình khuyến công góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ các địa phương vốn trước đây chỉ là vùng đất thuần nông.
Cùng với sự phát triển tại các khu công nghiệp tập trung, Bắc Ninh ưu tiên cho phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho con em gia đình nông dân nhường đất cho phát triển công nghiệp và quan trọng hơn cả là khôi phục, phát triển làng nghề thủ công truyền thống./.
Thái Hùng (TTXVN)