Bắc Kinh cứng rắn đe dọa Manila về cái chết của ngư dân Đài Loan trên Biển Đông. Vụ việc này tạo cho Trung Quốc cơ hội chiếm 8 hòn đảo do Philippines kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa. Đó là tuyên bố của Tướng Trung Quốc La Viện trên báo Wen Wei Po ở Hong Kong. Giới phân tích quốc tế đánh giá viên tướng này là một trong những nhà hoạch định chiến lược quân sự uy tín của quân đội Trung Quốc.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Bắc Kinh đã tung ra chiêu thức quân sự-chính trị rất hiểm - cả trong cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh các đảo trên Biển Đông, cả trong việc lôi kéo Đài Loan xích lại gần mình. Bằng lời lẽ của viên tướng phát tín hiệu cho Manila, Trung Quốc đang xem xét tất cả phương tiện khả thi có thể để áp đặt chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Bắc Kinh vẫn coi là của mình, trong đó không loại trừ phương án chiếm đoạt bằng vũ lực.
Có thể nói đây là bước ngoặt về nguyên tắc trong cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và cả Đài Loan. Trong đó, luận điệu rõ ràng là hiếu chiến, đậm nét tinh thần chủ nghĩa ái quốc và chủ nghĩa dân tộc. Việc người Philippines khai hỏa bắn vào tàu đánh cá Đài Loan tại khu vực tranh chấp Biển Đông và giết chết một ngư dân không chỉ đơn giản là sự khiêu khích chống Đài Loan, mà còn là sự khiêu khích chống lại toàn thể đại gia đình Trung Quốc, Tướng La Viện nhấn mạnh.
Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo chính trị, cho rằng Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề “đại gia đình” mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.
Ông nhận xét: “Đối với Trung Quốc, trong tình huống này Đài Loan không chỉ thuần túy là một đồng minh tự nhiên, có quyền lợi máu thịt với việc làm cho những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, như Bắc Kinh quan niệm. Đài Loan cũng có phần nhất định trong tham vọng hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền đối với các đảo. Vì vậy, một cách tự nhiên là nếu Trung Hoa Đại lục và Đài Loan đạt thành công hợp nhất nỗ lực theo vấn đề với vùng lãnh thổ tranh chấp, thì hẳn cũng có khả năng đạt được giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa họ với nhau, nghiêng về lợi ích cao hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Sự kiện một ngư dân Đài Loan bị giết chết đã tạo nguyên cớ cho Bắc Kinh cứng rắn ủng hộ tối hậu thư của chính quyền Đài Loan đòi hỏi Philippines đưa ra lời xin lỗi chính thức. Manila đã thực hiện động tác đó khá muộn màng, tới ngày 15/5 mới lên tiếng. Việc này lại càng tạo cớ cho Bắc Kinh cáo buộc Philippines là thiếu chân thành, còn vị tướng Trung Quốc này liền công bố một cơ chế chưa từng có tiền lệ nhằm “giúp đỡ Đài Loan.”
Cụ thể là việc nộp đơn kiện Philippines lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Trung Quốc có quyền làm vậy với tư cách một thành viên của Liên hợp quốc. Còn Đài Loan không có qui chế đó. La Viện cũng đề nghị thiết lập sự hợp tác giữa đại lục và hòn đảo theo tuyến hiệp hội ngư nghiệp, cơ quan tuần duyên, cũng như thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin ở vùng eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, chuyên gia Andrei Vinogradov lưu ý rằng Đài Loan chưa từng đáp ứng lại những toan tính cố gắng của Trung Hoa Đại lục về hiệp lực trong tranh chấp lãnh thổ. Ông phân tích: “Đối với Đài Loan bất kỳ hành động nào chung với Trung Quốc trên vũ đài quốc tế trước hết cũng sẽ là tín hiệu gửi cho Mỹ và các đồng minh của hòn đảo rằng đã diễn ra sự biến đổi nội hàm quan trọng nào đó trong quan hệ Đài Loan-Trung Quốc và chủ đề thống nhất đất nước. Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, vị thế của Đài Loan đơn giản là sơ hở dễ bị thương tổn và thiệt hại. Vì vậy, đối với Đài Loan, hiển nhiên, trên thực tế không được để dẫn đến bất kỳ hành động chung nào với Trung Quốc theo những vấn đề quốc tế bức thiết. Và hòn đảo vẫn đang phô trương điều đó.”
Bắc Kinh hiểu, nhưng dường như không muốn chấp nhận. Tuyên bố của viên Tướng Trung Quốc diều hâu là thêm một tín hiệu nữa phát ra cho Đài Loan./.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Bắc Kinh đã tung ra chiêu thức quân sự-chính trị rất hiểm - cả trong cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh các đảo trên Biển Đông, cả trong việc lôi kéo Đài Loan xích lại gần mình. Bằng lời lẽ của viên tướng phát tín hiệu cho Manila, Trung Quốc đang xem xét tất cả phương tiện khả thi có thể để áp đặt chủ quyền đối với vùng biển đảo mà Bắc Kinh vẫn coi là của mình, trong đó không loại trừ phương án chiếm đoạt bằng vũ lực.
Có thể nói đây là bước ngoặt về nguyên tắc trong cuộc tranh chấp quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và cả Đài Loan. Trong đó, luận điệu rõ ràng là hiếu chiến, đậm nét tinh thần chủ nghĩa ái quốc và chủ nghĩa dân tộc. Việc người Philippines khai hỏa bắn vào tàu đánh cá Đài Loan tại khu vực tranh chấp Biển Đông và giết chết một ngư dân không chỉ đơn giản là sự khiêu khích chống Đài Loan, mà còn là sự khiêu khích chống lại toàn thể đại gia đình Trung Quốc, Tướng La Viện nhấn mạnh.
Chuyên gia Nga Andrei Vinogradov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dự báo chính trị, cho rằng Bắc Kinh đã nắm lấy luận đề “đại gia đình” mà mỗi người Trung Quốc đều hiểu để ràng buộc Đài Loan vào trò chơi của mình một cách tinh vi.
Ông nhận xét: “Đối với Trung Quốc, trong tình huống này Đài Loan không chỉ thuần túy là một đồng minh tự nhiên, có quyền lợi máu thịt với việc làm cho những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, như Bắc Kinh quan niệm. Đài Loan cũng có phần nhất định trong tham vọng hợp pháp hóa yêu sách chủ quyền đối với các đảo. Vì vậy, một cách tự nhiên là nếu Trung Hoa Đại lục và Đài Loan đạt thành công hợp nhất nỗ lực theo vấn đề với vùng lãnh thổ tranh chấp, thì hẳn cũng có khả năng đạt được giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa họ với nhau, nghiêng về lợi ích cao hơn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”
Sự kiện một ngư dân Đài Loan bị giết chết đã tạo nguyên cớ cho Bắc Kinh cứng rắn ủng hộ tối hậu thư của chính quyền Đài Loan đòi hỏi Philippines đưa ra lời xin lỗi chính thức. Manila đã thực hiện động tác đó khá muộn màng, tới ngày 15/5 mới lên tiếng. Việc này lại càng tạo cớ cho Bắc Kinh cáo buộc Philippines là thiếu chân thành, còn vị tướng Trung Quốc này liền công bố một cơ chế chưa từng có tiền lệ nhằm “giúp đỡ Đài Loan.”
Cụ thể là việc nộp đơn kiện Philippines lên Tòa án Hình sự Quốc tế. Trung Quốc có quyền làm vậy với tư cách một thành viên của Liên hợp quốc. Còn Đài Loan không có qui chế đó. La Viện cũng đề nghị thiết lập sự hợp tác giữa đại lục và hòn đảo theo tuyến hiệp hội ngư nghiệp, cơ quan tuần duyên, cũng như thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin ở vùng eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, chuyên gia Andrei Vinogradov lưu ý rằng Đài Loan chưa từng đáp ứng lại những toan tính cố gắng của Trung Hoa Đại lục về hiệp lực trong tranh chấp lãnh thổ. Ông phân tích: “Đối với Đài Loan bất kỳ hành động nào chung với Trung Quốc trên vũ đài quốc tế trước hết cũng sẽ là tín hiệu gửi cho Mỹ và các đồng minh của hòn đảo rằng đã diễn ra sự biến đổi nội hàm quan trọng nào đó trong quan hệ Đài Loan-Trung Quốc và chủ đề thống nhất đất nước. Thiếu sự hỗ trợ của Mỹ, vị thế của Đài Loan đơn giản là sơ hở dễ bị thương tổn và thiệt hại. Vì vậy, đối với Đài Loan, hiển nhiên, trên thực tế không được để dẫn đến bất kỳ hành động chung nào với Trung Quốc theo những vấn đề quốc tế bức thiết. Và hòn đảo vẫn đang phô trương điều đó.”
Bắc Kinh hiểu, nhưng dường như không muốn chấp nhận. Tuyên bố của viên Tướng Trung Quốc diều hâu là thêm một tín hiệu nữa phát ra cho Đài Loan./.
(Vietnam+)