Bắc Kạn: Nghệ trồng tự nhiên mang lại giá trị kinh tế cho người dân

Bắc Kạn có điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông sản hữu cơ và trong đó cây nghệ, với hàm lượng curcummin cao, được ngành dược liệu ưa chuộng.
Bắc Kạn có điều kiện thiên nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông sản hữu cơ và trong đó cây nghệ, với hàm lượng curcummin cao, được ngành dược liệu ưa chuộng. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Cây nghệ được đồng bào dân tộc thiểu số trồng tự nhiên trên vùng đồi, núi tại các huyện Ba Bể, Pắc Nặm, Bạch Thông, Chợ Mới… (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Tổ hợp tác Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn trồng nghệ organic với 15 hộ gia đình tham gia, trên diện tích 18 ha. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Các tổ viên của hợp tác xã Đôn Phong đang thu hoạch nghệ trên các sườn đồi. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Nông sản nghệ đạt tiêu chuẩn hữu cơ sẽ được Công ty Nông sản sạch Bắc Kạn bao tiêu đầu ra. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Cây nghệ đã gắn bó với người Bạch Thông nhiều đời nay, song từ khi người dân tổ chức trồng trọt theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật mới đã cho giá trị cao và trở thành cây kinh tế chủ lực của địa phương. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Luyến, Tổ trưởng Tổ hợp tác Đôn Phong cho biết năng suất bình quân đạt từ 20 - 25 tấn/ha, thậm chí có hộ đạt 40 tấn/ha. Giá thu mua vào thời điểm thấp nhất là 5.000 đồng/kg. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Chị Nguyễn Thị Phấn, một thành viên trong Tổ hợp tác chia sẻ kinh tế gia đình ổn định hơn nhờ có nguồn thu từ trồng nghệ. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Công ty Nông sản sạch Bắc Kạn được hỗ trợ đào tạo quản trị kinh doanh từ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển (EFD) của Oxfam. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Ông Nguyễn Văn Luyến, Tổ trưởng Tổ hợp tác Đôn Phong phấn khởi khoe căn nhà mới khang trang. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Căn nhà cũ trước đó của ông Nguyễn Văn Luyến. Ông cũng cho biết trước đây kinh tế gia đình rất khó khăn, do việc trồng trọt tự phát đồng thời nghệ sau thu hoạch phải tự mang ra chợ bán trong điều kiện đường sá xa xôi, vất vả. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
Chiếc xe ‘kỷ niệm’ một thời gắn bó cùng ông Luyến gian nan đưa củ nghệ ra phố chợ bán. (Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Ảnh: Hạnh Nguyễn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục