Năm học mới sắp bắt đầu nhưng tiến độ xây dựng nhà nội trú dân nuôi cho học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn vẫn rất chậm.
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có sáu trường phổ thông dân tộc nội trú đã đi vào hoạt động và hai trường mới được thành lập là Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Bạch Thông và Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Chợ Mới.
Hai ngôi trường mới này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, số học sinh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ở bán trú năm học này ở bậc tiểu học là 1.736 em, ở bậc trung học cơ sở là 2.877 em. Số học sinh có nhu cầu ở nội trú ở cấp tiểu học là 389 em, trung học cơ sở 1.097 em.
Do các em phải đi học xa nhà, đường đi lại khó khăn nên nhu cầu ở nội trú và bán trú ngày càng tăng.
Tháng 7/2012, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã có Nghị quyết phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi và các công trình thiết yếu cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2015. Thế nhưng, đến hết năm học 2012-2013, nhà nội trú dân nuôi của Trường trung học cơ sở Cổ Linh (huyện Pác Nặm) mới xây dựng xong hạng mục nhà ở (hai phòng 4 gian, mỗi phòng 12 giường tầng), còn nhà bếp và công trình vệ sinh chưa được xây dựng.
Khu nhà nội trú và các công trình thiết yếu của các trường còn lại hiện nay mới đang thực hiện các bước tư vấn, lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Dự án bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất Trường phổ thông dân tộc nội trú Ba Bể (huyện Ba Bể), đến tháng 10/2012 đã lập xong nhưng do phải chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch điều chỉnh bổ sung thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể) nên đến nay vẫn đang chờ cấp chứng chỉ quy hoạch bổ sung.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, tiến độ thi công xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi chậm là do các trường đều có quỹ đất hạn hẹp nên chưa có mặt bằng để thi công, bên cạnh đó khâu giải phóng mặt bằng còn chậm, việc phân bổ và bố trí nguồn vốn còn khó khăn do trước mắt tỉnh chỉ cấp cho mỗi trường 560 triệu đồng, số còn lại các trường phải huy động các nguồn xã hội hóa giáo dục.
Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với các ngành, các địa phương, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giúp học sinh có chỗ ăn, ở, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữ chừng trên địa bàn./.
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có sáu trường phổ thông dân tộc nội trú đã đi vào hoạt động và hai trường mới được thành lập là Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Bạch Thông và Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở Chợ Mới.
Hai ngôi trường mới này hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, số học sinh trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ở bán trú năm học này ở bậc tiểu học là 1.736 em, ở bậc trung học cơ sở là 2.877 em. Số học sinh có nhu cầu ở nội trú ở cấp tiểu học là 389 em, trung học cơ sở 1.097 em.
Do các em phải đi học xa nhà, đường đi lại khó khăn nên nhu cầu ở nội trú và bán trú ngày càng tăng.
Tháng 7/2012, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã có Nghị quyết phê duyệt Đề án xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi và các công trình thiết yếu cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2015. Thế nhưng, đến hết năm học 2012-2013, nhà nội trú dân nuôi của Trường trung học cơ sở Cổ Linh (huyện Pác Nặm) mới xây dựng xong hạng mục nhà ở (hai phòng 4 gian, mỗi phòng 12 giường tầng), còn nhà bếp và công trình vệ sinh chưa được xây dựng.
Khu nhà nội trú và các công trình thiết yếu của các trường còn lại hiện nay mới đang thực hiện các bước tư vấn, lập hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Dự án bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất Trường phổ thông dân tộc nội trú Ba Bể (huyện Ba Bể), đến tháng 10/2012 đã lập xong nhưng do phải chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch điều chỉnh bổ sung thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể) nên đến nay vẫn đang chờ cấp chứng chỉ quy hoạch bổ sung.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, tiến độ thi công xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi chậm là do các trường đều có quỹ đất hạn hẹp nên chưa có mặt bằng để thi công, bên cạnh đó khâu giải phóng mặt bằng còn chậm, việc phân bổ và bố trí nguồn vốn còn khó khăn do trước mắt tỉnh chỉ cấp cho mỗi trường 560 triệu đồng, số còn lại các trường phải huy động các nguồn xã hội hóa giáo dục.
Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với các ngành, các địa phương, đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giúp học sinh có chỗ ăn, ở, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữ chừng trên địa bàn./.
Đức Hiếu (TTXVN)