Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần đón Xuân cùng nhân dân Hà Nội. Trong những ngày Tết cổ truyền, hòa trong dòng người đi hái lộc, du Xuân, Bác đến xông nhà, chúc phúc đầu Xuân, mang may mắn đến cho các gia đình, nhất là những gia đình nghèo còn gặp nhiều khó khăn.
Tết Bính Tuất năm 1946
Trong cái Tết độc lập đầu tiên, vào đêm giao thừa, Bác đến thăm một số gia đình lao động nghèo và một số nhân sỹ trí thức ở Hà Nội. Sau đó, Bác cải trang như người dân thường đến thăm đền Ngọc Sơn, hòa trong niềm hân hoan của nhân dân đón khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Tết Bính Thân năm 1956
Ngày mồng 1 Tết, Bác đến thăm anh em miền Nam tập kết xa nhà và thăm Trường Cán bộ dân tộc thiểu số. Sau đó, Bác đi chúc tết đại biểu nhân dân của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội.
Tết Đinh Dậu năm 1957
Sáng mồng 1 Tết, Bác về thăm và chúc Tết một số gia đình cơ sở cách mạng cũ ở thôn Phù Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là quận Tây Hồ, Hà Nội) như gia đình cụ Công Ngọc Phan, các gia đình ông Môn, bà Kinh, bà Phó Ái.
Nói chuyện với nhân dân trong thôn, Bác chúc đồng bào đoàn kết, đoàn kết quân và dân, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sau đó Bác đến thăm và chúc Tết một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô, căn dặn cán bộ, chiến sỹ phải thực hiện đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, luôn cảnh giác giữ gìn ý chí chiến đấu, tác phong và kỷ luật quân đội, tiết kiệm, giúp đỡ nhân dân, cố gắng học tập và rèn luyện.
Tết Mậu Tuất năm 1958
Những ngày đầu Xuân năm 1958, Bác đến thăm và chúc Tết một số cơ quan, đơn vị bộ đội tại Hà Nội. Tại Nhà máy cơ khí Hà Nội (nay là Nhà máy chế tạo công cụ số 1), sau khi đi thăm khu tập thể công nhân, Người yêu cầu các chi bộ Đảng, công đoàn và đoàn thanh niên cần phải quan tâm cải thiện nhiều hơn nữa đời sống người lao động, phối hợp chặt chẽ vận động công nhân thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1958.
Đên thăm Khu Việt Nam học xá (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Bác nói với các sinh viên “Học để mà hành, học để phục vụ nhân dân, không phải để làm quan, mà phải trau dồi cả đức, cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó.”
Tết Canh Tý năm 1960
Bác thăm công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất) và trồng cây đa tại công viên mở đầu phong trào “Tết trồng cây” do Bác phát động.
Từ đó “Tết trồng cây” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hà Nội và cả nước trong những ngày đón Xuân.
Tết Tân Sửu năm 1961
Đêm giao thừa, Bác đi thăm và chúc Tết gia đình một công nhân Nhà máy gỗ Cầu Đuống; gia đình một cán bộ công đoàn Nhà máy cơ khí Hà Nội; gia đình một Việt kiều mới về nước; gia đình một xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp người Hoa; gia đình bác sỹ Hồ Đắc Di và gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng.
Ngày mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc tết cán bộ chiến sỹ ở một đơn vị công an vũ trang và một đơn vị bảo vệ Thủ đô; cán bộ công nhân Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Nhà máy rượu Hà Nội, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà…
Tết Nhâm Dần năm 1962
Tối 30 Tết, Bác cùng đồng chí Nguyễn Lam - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nguyễn Khai - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trần Duy Hưng- Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, đến thăm Câu lạc bộ thiếu nhi và vui Tết với các cháu.
Sau đó, Bác cùng đoàn đi chúc Tết gia đình công nhân Nguyễn Văn Mộc - Chiến sỹ thi đua 5 năm liền của Nhà máy cao su Sao vàng; cụ Đỗ Văn Điện - Ủy viên Ban đại diện phụ lão khu phố Hai Bà Trưng; giáo sư, thạc sỹ Đặng Văn Chung - Phó Giám đốc Trường đại học y dược; gia đình ông Dương Kỳ Nghiệp - cán bộ miền Nam tập kết; ông Vương Tước Cường - công nhân Hoa kiều; nhà tư sản Nguyễn Chương Hồng - Giám đốc Xưởng cơ khí Công ty hợp doanh Đồng Tháp và một số gia đình lao động ở phố Lý Thái Tổ.
Tiếp đó, Bác đến thăm cán bộ, công nhân Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đang chuẩn bị cho buổi phát thanh đặc biệt đón giao thừa.
Tết Quý Mão năm 1963
Sáng 29 Tết, Bác thăm chợ Tết Đồng Xuân. Bác đi theo đường Nguyễn Thiệp vào cổng sau của chợ. Người chăm chú quan sát cảnh mua bán tấp nập, dừng chân xem ông đồ viết câu đối Tết, có lúc hỏi giá hàng…
Khi đến thăm chợ hoa, Bác định mua một bó hoa huệ nhưng đồng chí cảnh vệ sợ lộ bí mật nên trả giá rất rẻ để rút lui. Bác nói vui: “Trả giá như chú, cả ngày đi chợ cũng chả mua được gì.”
Tối giao thừa, Bác đi thăm và chúc Tết một số gia đình, đơn vị bộ đội ở Hà Nội; thăm gia đình Anh hùng Lao động ngành công nghiệp Mai Đình Cường; gia đình cụ Võ Thị Xuân, 72 tuổi; ông Phạm Công - Việt kiều mới về nước; nhà tư sản dân tộc Nguyễn Văn Thức và gia đình ông Hồ Đắc Điềm - nhân sỹ trí thức.
Mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy ôtô Hòa Bình; bà con xã viên hợp tác xã Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), một đơn vị bảo vệ Thủ đô, một đơn vị Cảnh sát Nhân dân quận Hoàn Kiếm và Cục cảnh vệ-Bộ Công an.
Tết Giáp Thìn năm 1964
Tối 30 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết cán bộ công nhân tại Khu tập thể Nhà máy cao su, Nhà máy xà phòng, Nhà máy thuốc lá; Khu tập thể cán bộ miền Nam tập kết ở phố Phan Đình Phùng và một số gia đình ở Hà Nội; gia đình công nhân Nhà máy nước Phan Huy Nhật; Trưởng ban bảo vệ khu phố Nguyễn Văn Tố; nhà khoa học Nguyễn Xiển; giáo sư bác sỹ Trần Hữu Tước; Việt kiều Phan Văn Chúc.
Sáng mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện Đông Anh; thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân trạm biến thế điện và hợp tác xã nông nghiệp Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, là đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào sản xuất và tiết kiệm.
Nói chuyện với bà con nông dân hợp tác xã Lỗ Khê, Bác căn dặn phải chú ý phát triển hoa màu, chăn nuôi, trồng nhiều cây và chăm sóc cây tốt, đẩy mạnh vệ sinh phòng bệnh.
Bác khen câu khẩu hiện bằng thơ ở trên đình làng: "Đón Xuân mở hội làm giàu/ Mừng Xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi."
Sau đó, Bác thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Sở công an Hà Nội.
Tết Ất Tỵ năm 1965
Bác tham gia Tết trồng cây với nhân dân hợp tác xã Phú Diễn, xã Trần Phú, huyện Từ Liêm. Bác chúc Tết bà con xã viên, nghe đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã báo cáo tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Bác nhắc nhở hợp tác xã cần phải đẩy mạnh sản xuất hơn nữa và chỉ dẫn tỷ mỉ cách đào giếng nước, xây dựng công trình vệ sinh cho bà con nông dân.
Tết Bính Ngọ năm 1966
Mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Đại đội 27, bộ đội công binh Quân khu 3. Bác khen ngợi đơn vị năm qua đã đạt được nhiều thành tích trong phục vụ chiến đấu, xây dựng các công trình quốc phòng, bắn rơi máy bay Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân và toàn quân ta, và căn dặn bộ đội phải dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn để giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, đoàn kết tốt, giữ gìn vũ khí trang bị tốt, thực hành tiết kiệm.
Tết Đinh Mùi năm 1967
Sáng mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết một số đơn vị bộ đội phòng không và không quân bảo vệ Thủ đô. Sau khi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ, Bác đến thăm Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (Đoàn Sao đỏ). Bác khen ngợi thành tích của cán bộ chiến sỹ và căn dặn: “Các chú phải học tập rèn luyện hơn nữa. Càng học tập, càng tiến bộ thì đánh địch càng giành thắng lợi.”
Bác tặng quà Tết cho cán bộ chiến sỹ và chúc Không quân nhân dân “Đoàn kết, học tập tiến bộ, đánh giỏi, đạt nhiều thắng lợi mới.”
Tết Kỷ Dậu năm 1969
Đây là cái Tết cuối cùng nhân dân Hà Nội được đón Tết với Bác Hồ kính yêu. Ngày 30 Tết, Bác gửi tặng lẵng hoa cho một số cơ quan, đơn vị ở Hà Nội như khối 30 khu phố Đống Đa, Phân đội 5 Đoàn công an vũ trang bảo vệ Thủ đô.
Sáng mồng 1 Tết, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Buổi trưa, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai Xuân, trồng cây trên đồi của xã, để lại màu xanh tươi và mùa xuân xanh mãi bất diệt./.
Tết Bính Tuất năm 1946
Trong cái Tết độc lập đầu tiên, vào đêm giao thừa, Bác đến thăm một số gia đình lao động nghèo và một số nhân sỹ trí thức ở Hà Nội. Sau đó, Bác cải trang như người dân thường đến thăm đền Ngọc Sơn, hòa trong niềm hân hoan của nhân dân đón khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Tết Bính Thân năm 1956
Ngày mồng 1 Tết, Bác đến thăm anh em miền Nam tập kết xa nhà và thăm Trường Cán bộ dân tộc thiểu số. Sau đó, Bác đi chúc tết đại biểu nhân dân của Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội.
Tết Đinh Dậu năm 1957
Sáng mồng 1 Tết, Bác về thăm và chúc Tết một số gia đình cơ sở cách mạng cũ ở thôn Phù Gia, xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay là quận Tây Hồ, Hà Nội) như gia đình cụ Công Ngọc Phan, các gia đình ông Môn, bà Kinh, bà Phó Ái.
Nói chuyện với nhân dân trong thôn, Bác chúc đồng bào đoàn kết, đoàn kết quân và dân, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Sau đó Bác đến thăm và chúc Tết một đơn vị bộ đội bảo vệ Thủ đô, căn dặn cán bộ, chiến sỹ phải thực hiện đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, luôn cảnh giác giữ gìn ý chí chiến đấu, tác phong và kỷ luật quân đội, tiết kiệm, giúp đỡ nhân dân, cố gắng học tập và rèn luyện.
Tết Mậu Tuất năm 1958
Những ngày đầu Xuân năm 1958, Bác đến thăm và chúc Tết một số cơ quan, đơn vị bộ đội tại Hà Nội. Tại Nhà máy cơ khí Hà Nội (nay là Nhà máy chế tạo công cụ số 1), sau khi đi thăm khu tập thể công nhân, Người yêu cầu các chi bộ Đảng, công đoàn và đoàn thanh niên cần phải quan tâm cải thiện nhiều hơn nữa đời sống người lao động, phối hợp chặt chẽ vận động công nhân thi đua thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1958.
Đên thăm Khu Việt Nam học xá (nay là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Bác nói với các sinh viên “Học để mà hành, học để phục vụ nhân dân, không phải để làm quan, mà phải trau dồi cả đức, cả tài, không có đức thì vô dụng, không có tài thì làm gì cũng khó.”
Tết Canh Tý năm 1960
Bác thăm công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất) và trồng cây đa tại công viên mở đầu phong trào “Tết trồng cây” do Bác phát động.
Từ đó “Tết trồng cây” đã trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hà Nội và cả nước trong những ngày đón Xuân.
Tết Tân Sửu năm 1961
Đêm giao thừa, Bác đi thăm và chúc Tết gia đình một công nhân Nhà máy gỗ Cầu Đuống; gia đình một cán bộ công đoàn Nhà máy cơ khí Hà Nội; gia đình một Việt kiều mới về nước; gia đình một xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp người Hoa; gia đình bác sỹ Hồ Đắc Di và gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng.
Ngày mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc tết cán bộ chiến sỹ ở một đơn vị công an vũ trang và một đơn vị bảo vệ Thủ đô; cán bộ công nhân Nhà máy dệt kim Đông Xuân, Nhà máy rượu Hà Nội, Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà…
Tết Nhâm Dần năm 1962
Tối 30 Tết, Bác cùng đồng chí Nguyễn Lam - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Nguyễn Khai - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Trần Duy Hưng- Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, đến thăm Câu lạc bộ thiếu nhi và vui Tết với các cháu.
Sau đó, Bác cùng đoàn đi chúc Tết gia đình công nhân Nguyễn Văn Mộc - Chiến sỹ thi đua 5 năm liền của Nhà máy cao su Sao vàng; cụ Đỗ Văn Điện - Ủy viên Ban đại diện phụ lão khu phố Hai Bà Trưng; giáo sư, thạc sỹ Đặng Văn Chung - Phó Giám đốc Trường đại học y dược; gia đình ông Dương Kỳ Nghiệp - cán bộ miền Nam tập kết; ông Vương Tước Cường - công nhân Hoa kiều; nhà tư sản Nguyễn Chương Hồng - Giám đốc Xưởng cơ khí Công ty hợp doanh Đồng Tháp và một số gia đình lao động ở phố Lý Thái Tổ.
Tiếp đó, Bác đến thăm cán bộ, công nhân Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đang chuẩn bị cho buổi phát thanh đặc biệt đón giao thừa.
Tết Quý Mão năm 1963
Sáng 29 Tết, Bác thăm chợ Tết Đồng Xuân. Bác đi theo đường Nguyễn Thiệp vào cổng sau của chợ. Người chăm chú quan sát cảnh mua bán tấp nập, dừng chân xem ông đồ viết câu đối Tết, có lúc hỏi giá hàng…
Khi đến thăm chợ hoa, Bác định mua một bó hoa huệ nhưng đồng chí cảnh vệ sợ lộ bí mật nên trả giá rất rẻ để rút lui. Bác nói vui: “Trả giá như chú, cả ngày đi chợ cũng chả mua được gì.”
Tối giao thừa, Bác đi thăm và chúc Tết một số gia đình, đơn vị bộ đội ở Hà Nội; thăm gia đình Anh hùng Lao động ngành công nghiệp Mai Đình Cường; gia đình cụ Võ Thị Xuân, 72 tuổi; ông Phạm Công - Việt kiều mới về nước; nhà tư sản dân tộc Nguyễn Văn Thức và gia đình ông Hồ Đắc Điềm - nhân sỹ trí thức.
Mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân Nhà máy ôtô Hòa Bình; bà con xã viên hợp tác xã Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), một đơn vị bảo vệ Thủ đô, một đơn vị Cảnh sát Nhân dân quận Hoàn Kiếm và Cục cảnh vệ-Bộ Công an.
Tết Giáp Thìn năm 1964
Tối 30 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết cán bộ công nhân tại Khu tập thể Nhà máy cao su, Nhà máy xà phòng, Nhà máy thuốc lá; Khu tập thể cán bộ miền Nam tập kết ở phố Phan Đình Phùng và một số gia đình ở Hà Nội; gia đình công nhân Nhà máy nước Phan Huy Nhật; Trưởng ban bảo vệ khu phố Nguyễn Văn Tố; nhà khoa học Nguyễn Xiển; giáo sư bác sỹ Trần Hữu Tước; Việt kiều Phan Văn Chúc.
Sáng mồng 1 Tết, Bác đến thăm và chúc Tết Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện Đông Anh; thăm và chúc Tết cán bộ, công nhân trạm biến thế điện và hợp tác xã nông nghiệp Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, là đơn vị có nhiều thành tích trong phong trào sản xuất và tiết kiệm.
Nói chuyện với bà con nông dân hợp tác xã Lỗ Khê, Bác căn dặn phải chú ý phát triển hoa màu, chăn nuôi, trồng nhiều cây và chăm sóc cây tốt, đẩy mạnh vệ sinh phòng bệnh.
Bác khen câu khẩu hiện bằng thơ ở trên đình làng: "Đón Xuân mở hội làm giàu/ Mừng Xuân cần kiệm lúa màu tốt tươi."
Sau đó, Bác thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Sở công an Hà Nội.
Tết Ất Tỵ năm 1965
Bác tham gia Tết trồng cây với nhân dân hợp tác xã Phú Diễn, xã Trần Phú, huyện Từ Liêm. Bác chúc Tết bà con xã viên, nghe đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã báo cáo tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.
Bác nhắc nhở hợp tác xã cần phải đẩy mạnh sản xuất hơn nữa và chỉ dẫn tỷ mỉ cách đào giếng nước, xây dựng công trình vệ sinh cho bà con nông dân.
Tết Bính Ngọ năm 1966
Mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết cán bộ chiến sỹ Đại đội 27, bộ đội công binh Quân khu 3. Bác khen ngợi đơn vị năm qua đã đạt được nhiều thành tích trong phục vụ chiến đấu, xây dựng các công trình quốc phòng, bắn rơi máy bay Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân và toàn quân ta, và căn dặn bộ đội phải dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn để giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, đoàn kết tốt, giữ gìn vũ khí trang bị tốt, thực hành tiết kiệm.
Tết Đinh Mùi năm 1967
Sáng mồng 1 Tết, Bác đi thăm và chúc Tết một số đơn vị bộ đội phòng không và không quân bảo vệ Thủ đô. Sau khi nói chuyện với cán bộ chiến sĩ, Bác đến thăm Trung đoàn không quân tiêm kích 921 (Đoàn Sao đỏ). Bác khen ngợi thành tích của cán bộ chiến sỹ và căn dặn: “Các chú phải học tập rèn luyện hơn nữa. Càng học tập, càng tiến bộ thì đánh địch càng giành thắng lợi.”
Bác tặng quà Tết cho cán bộ chiến sỹ và chúc Không quân nhân dân “Đoàn kết, học tập tiến bộ, đánh giỏi, đạt nhiều thắng lợi mới.”
Tết Kỷ Dậu năm 1969
Đây là cái Tết cuối cùng nhân dân Hà Nội được đón Tết với Bác Hồ kính yêu. Ngày 30 Tết, Bác gửi tặng lẵng hoa cho một số cơ quan, đơn vị ở Hà Nội như khối 30 khu phố Đống Đa, Phân đội 5 Đoàn công an vũ trang bảo vệ Thủ đô.
Sáng mồng 1 Tết, Bác đến sân bay Bạch Mai thăm Quân chủng phòng không không quân. Buổi trưa, Bác đến xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai Xuân, trồng cây trên đồi của xã, để lại màu xanh tươi và mùa xuân xanh mãi bất diệt./.
(TTXVN/Vietnam+)