Bắc Cực là nơi ấm áp bất thường vào thời điểm xa xưa, khi mà bầu khí quyển của Trái Đất có lượng khí carbon dioxide ít hơn hiện nay.
Đây là kết quả công trình nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Nga và Mỹ thuộc trường Đại học Massachusetts, Mỹ được công bố trên tạp chí uy tín "Khoa học" của Mỹ số ra gần đây.
Theo các nhà khoa học, các khu vực phía Bắc Siberia và vùng Viễn Đông (Nga), trong đó có vùng Chukotka, có khí hậu ôn hòa và không bị bao bọc bởi các lớp băng vĩnh cửu vào khoảng từ 3,6 đến 2,2 triệu năm trước, mặc dù tỷ lệ khí carbon dioxide trong khí quyển tương đối thấp so với hiện tại.
Khu vực này được bao phủ bởi những cánh rừng lá kim tồn tại từ 3,6 đến 2,2 triệu năm trước.
Để đi đến kết luận này, nhà khoa học nữ Julie Brigham-Grette và các đồng nghiệp của mình đã có chuyến thám hiểm vùng Đông Bắc Nga năm 2009, để nghiên cứu các thành phần của trầm tích ở dưới đáy hồ Elgygytgyn tại Chukotka.
Sau đó, vào tháng 7/2012, họ cũng sử dụng trầm tích ở đáy hồ này để tiếp tục nghiên cứu về khí hậu Bắc Cực trong 2,8 triệu năm trước. Hồ Elgygytgyn được hình thành tại Chukotka từ 3,6 triệu năm trước, sau một vụ thiên thạch rơi.
Các nhà khoa học Nga và Mỹ còn có thể đi xa hơn nữa trong các nghiên cứu của mình khi "đọc" được câu chuyện về khí hậu mát mẻ, ôn hòa của vùng Chukotka. Họ cho rằng Bắc Cực đã không bị băng bao phủ trong thời gian 900.000 năm trước, sau khi hồ Elgygytgyn hình thành.
Sau đó, điều kiện thiên nhiên trở nên xấu đi, dẫn đến việc chuyển đổi rừng thành đài nguyên và xuất hiện băng giá. Những kết quả này khác xa với dự đoán về tái tạo cổ khí hậu.
Điều đó cho thấy người ta có thể đã đánh giá thấp về những ảnh hưởng đối với sự biến đổi khí hậu hiện nay./.
Đây là kết quả công trình nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Nga và Mỹ thuộc trường Đại học Massachusetts, Mỹ được công bố trên tạp chí uy tín "Khoa học" của Mỹ số ra gần đây.
Theo các nhà khoa học, các khu vực phía Bắc Siberia và vùng Viễn Đông (Nga), trong đó có vùng Chukotka, có khí hậu ôn hòa và không bị bao bọc bởi các lớp băng vĩnh cửu vào khoảng từ 3,6 đến 2,2 triệu năm trước, mặc dù tỷ lệ khí carbon dioxide trong khí quyển tương đối thấp so với hiện tại.
Khu vực này được bao phủ bởi những cánh rừng lá kim tồn tại từ 3,6 đến 2,2 triệu năm trước.
Để đi đến kết luận này, nhà khoa học nữ Julie Brigham-Grette và các đồng nghiệp của mình đã có chuyến thám hiểm vùng Đông Bắc Nga năm 2009, để nghiên cứu các thành phần của trầm tích ở dưới đáy hồ Elgygytgyn tại Chukotka.
Sau đó, vào tháng 7/2012, họ cũng sử dụng trầm tích ở đáy hồ này để tiếp tục nghiên cứu về khí hậu Bắc Cực trong 2,8 triệu năm trước. Hồ Elgygytgyn được hình thành tại Chukotka từ 3,6 triệu năm trước, sau một vụ thiên thạch rơi.
Các nhà khoa học Nga và Mỹ còn có thể đi xa hơn nữa trong các nghiên cứu của mình khi "đọc" được câu chuyện về khí hậu mát mẻ, ôn hòa của vùng Chukotka. Họ cho rằng Bắc Cực đã không bị băng bao phủ trong thời gian 900.000 năm trước, sau khi hồ Elgygytgyn hình thành.
Sau đó, điều kiện thiên nhiên trở nên xấu đi, dẫn đến việc chuyển đổi rừng thành đài nguyên và xuất hiện băng giá. Những kết quả này khác xa với dự đoán về tái tạo cổ khí hậu.
Điều đó cho thấy người ta có thể đã đánh giá thấp về những ảnh hưởng đối với sự biến đổi khí hậu hiện nay./.
(TTXVN)