Bến xe Mỹ Đình đang quá tải và việc lập danh sách các tuyến xe khách được di chuyển khỏi bến phải dựa trên điều kiện và nhu cầu thực tế, chứ không có chuyện Sở Giao thông chịu "tác động" để xem xét xe nào đi, xe nào ở như dư luận nghi ngờ.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định điều này khi có dư luận liên quan đến việc điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh ra khỏi bến Mỹ Đình về các bến khác trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Theo ông Hùng, trong những năm qua, vận tải liên tỉnh trên địa bàn Thủ đô có sự phát triển nhanh chóng. Nhu cầu đi lại của người dân rất lớn. Mỗi năm vận chuyển 60 triệu hành khách. Hiện tại, thành phố chỉ có 5 bến xe liên tỉnh đang khai thác bao gồm: Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương Yên, Nước Ngầm. Tuy nhiên, bộ mặt bến xe Hà Nội không mấy thay đổi, trong khi đó hạ tầng các bến đã cũ, một số thì chuyển đổi mục đích sử dụng để xây cao ốc, số khác thì hoặc quá tải, hoặc cũng ngấp nghé vượt “ngưỡng”.
“Nhiều năm qua, xe khách liên tỉnh phát triển nhanh trong khi bến xe quy hoạch mới vẫn chưa được xây dựng đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng cung và cầu. Hầu hết, các bến xe liên tỉnh đang hoạt động được bố trí tại các đường vành đai và các trục xuyên tâm của thành phố có giao thông ra vào khu vực bến không thuận lợi, vì vậy thường xuyên ùn tắc giao thông đặc biệt trong những ngày lễ Tết và các giờ cao điểm,” ông Hùng nhìn nhận.
[Siết nạn "xe dù”: Giải bài toán về quy hoạch bến xe]
Thừa nhận thực tế hiện nay, bến xe Mỹ Đình đang quá tải với 1.233 lượt xe chạy/ngày. Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ thỏa thuận cấp phép cho gần 300 lượt xe khách, số còn lại do Sở Giao thông các tỉnh và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) tự thỏa thuận với bến xe Mỹ Đình.
“Sở Giao thông quản lý trên cơ sở giám sát thực hiện. Các công ty quản lý bến xe do Sở Giao thông quản lý và hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Hình thành ‘nốt’ xe [PV – lộ trình tuyến] chỉ cần do Sở Giao thông mỗi đầu tuyến quyết định và bến chấp nhận, đồng ý,” ông Hùng cho hay.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng bổ sung thêm, sau khi Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô có hiệu lực vào năm 2010, Sở Giao thông đã cấp thêm đúng 23 lượt tuyến/ngày với các hành trình đi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An để giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân ở các địa phương đó.
‘Theo quyết định của văn bản 1382 từ tháng 10/2009 về việc tạm dừng bổ sung xe khách vào hoạt động ở bến xe Mỹ Đình, Sở Giao thông không cấp thêm bất cứ tuyến, nốt xe nào vào bến,” ông Hùng khẳng định.
Liên quan đến việc chưa tiến hành di chuyển 525 phương tiện ra khỏi bến xe Mỹ Đình theo nội dung tờ trình số 391/TTr-SGTVT gửi thành phố Hà Nội, vị Giám đốc Sở cho rằng, nguyên nhân chính xuất phát từ công văn chỉ đạo số 1605/VP-QHXDGT của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có nội dung không rõ ràng nên Sở chưa có cơ sở thực hiện.
[Điều chỉnh một số tuyến để giảm tải bến xe Mỹ Đình]
“Sau khi nhận được tờ trình số 391/TTr-SGTVT, trong công văn trả lời, thành phố Hà Nội chỉ đề nghị xử lý tình trạng xe dù, bến cóc. Thành phố đã chỉ đạo như vậy, là cấp dưới chúng tôi phải có trách nhiệm thực hiện,” ông Hùng giãi bày.
Ngoài ra, người đứng đầu Sở Giao thông thành phố cũng đưa ra chính kiến, Sở Giao thông vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ di chuyển 525 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình như nội dung nêu ra trong tờ trình gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Đề cập đến việc các nhà xe đang tranh đua “chạy” đơn vị quản lý điều chuyển 525 phương tiện khỏi bến Mỹ Đình về bến xe Yên Nghĩa, Gia Lâm, ông Hùng giải thích, việc lập danh sách các tuyến xe khách di chuyển khỏi bến xe Mỹ Đình đều dựa trên điều kiện và nhu cầu thực tế. Sẽ không có chuyện Sở chịu tác động xem xét xe nào đi, xe nào ở như dư luận nghi ngờ.
Bên cạnh đó, Giám đốc Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị, các nhà xe nếu phát hiện dấu hiệu nhũng nhiễu doanh nghiệp từ các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, cấp phép thuộc Sở Giao thông thì hãy gọi điện trực tiếp đến người đứng đầu của Sở đồng thời cam kết sẽ chấn chỉnh lại cán bộ, các bộ phận liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát hoạt động tại bến xe Mỹ Đình thời gian qua./.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định điều này khi có dư luận liên quan đến việc điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh ra khỏi bến Mỹ Đình về các bến khác trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Theo ông Hùng, trong những năm qua, vận tải liên tỉnh trên địa bàn Thủ đô có sự phát triển nhanh chóng. Nhu cầu đi lại của người dân rất lớn. Mỗi năm vận chuyển 60 triệu hành khách. Hiện tại, thành phố chỉ có 5 bến xe liên tỉnh đang khai thác bao gồm: Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Lương Yên, Nước Ngầm. Tuy nhiên, bộ mặt bến xe Hà Nội không mấy thay đổi, trong khi đó hạ tầng các bến đã cũ, một số thì chuyển đổi mục đích sử dụng để xây cao ốc, số khác thì hoặc quá tải, hoặc cũng ngấp nghé vượt “ngưỡng”.
“Nhiều năm qua, xe khách liên tỉnh phát triển nhanh trong khi bến xe quy hoạch mới vẫn chưa được xây dựng đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng cung và cầu. Hầu hết, các bến xe liên tỉnh đang hoạt động được bố trí tại các đường vành đai và các trục xuyên tâm của thành phố có giao thông ra vào khu vực bến không thuận lợi, vì vậy thường xuyên ùn tắc giao thông đặc biệt trong những ngày lễ Tết và các giờ cao điểm,” ông Hùng nhìn nhận.
[Siết nạn "xe dù”: Giải bài toán về quy hoạch bến xe]
Thừa nhận thực tế hiện nay, bến xe Mỹ Đình đang quá tải với 1.233 lượt xe chạy/ngày. Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ thỏa thuận cấp phép cho gần 300 lượt xe khách, số còn lại do Sở Giao thông các tỉnh và Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) tự thỏa thuận với bến xe Mỹ Đình.
“Sở Giao thông quản lý trên cơ sở giám sát thực hiện. Các công ty quản lý bến xe do Sở Giao thông quản lý và hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Hình thành ‘nốt’ xe [PV – lộ trình tuyến] chỉ cần do Sở Giao thông mỗi đầu tuyến quyết định và bến chấp nhận, đồng ý,” ông Hùng cho hay.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng bổ sung thêm, sau khi Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ôtô có hiệu lực vào năm 2010, Sở Giao thông đã cấp thêm đúng 23 lượt tuyến/ngày với các hành trình đi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An để giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân ở các địa phương đó.
‘Theo quyết định của văn bản 1382 từ tháng 10/2009 về việc tạm dừng bổ sung xe khách vào hoạt động ở bến xe Mỹ Đình, Sở Giao thông không cấp thêm bất cứ tuyến, nốt xe nào vào bến,” ông Hùng khẳng định.
Liên quan đến việc chưa tiến hành di chuyển 525 phương tiện ra khỏi bến xe Mỹ Đình theo nội dung tờ trình số 391/TTr-SGTVT gửi thành phố Hà Nội, vị Giám đốc Sở cho rằng, nguyên nhân chính xuất phát từ công văn chỉ đạo số 1605/VP-QHXDGT của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có nội dung không rõ ràng nên Sở chưa có cơ sở thực hiện.
[Điều chỉnh một số tuyến để giảm tải bến xe Mỹ Đình]
“Sau khi nhận được tờ trình số 391/TTr-SGTVT, trong công văn trả lời, thành phố Hà Nội chỉ đề nghị xử lý tình trạng xe dù, bến cóc. Thành phố đã chỉ đạo như vậy, là cấp dưới chúng tôi phải có trách nhiệm thực hiện,” ông Hùng giãi bày.
Ngoài ra, người đứng đầu Sở Giao thông thành phố cũng đưa ra chính kiến, Sở Giao thông vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ di chuyển 525 lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình như nội dung nêu ra trong tờ trình gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Đề cập đến việc các nhà xe đang tranh đua “chạy” đơn vị quản lý điều chuyển 525 phương tiện khỏi bến Mỹ Đình về bến xe Yên Nghĩa, Gia Lâm, ông Hùng giải thích, việc lập danh sách các tuyến xe khách di chuyển khỏi bến xe Mỹ Đình đều dựa trên điều kiện và nhu cầu thực tế. Sẽ không có chuyện Sở chịu tác động xem xét xe nào đi, xe nào ở như dư luận nghi ngờ.
Bên cạnh đó, Giám đốc Nguyễn Quốc Hùng cũng đề nghị, các nhà xe nếu phát hiện dấu hiệu nhũng nhiễu doanh nghiệp từ các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, cấp phép thuộc Sở Giao thông thì hãy gọi điện trực tiếp đến người đứng đầu của Sở đồng thời cam kết sẽ chấn chỉnh lại cán bộ, các bộ phận liên quan đến việc cấp phép, quản lý, giám sát hoạt động tại bến xe Mỹ Đình thời gian qua./.
Việt Hùng (Vietnam+)