Ba quản trị viên cao cấp của công ty JPMorgan Chase hiện đang chuẩn bị phải từ chức trong tuần này, sau khi họ thực hiện các "giao dịch thảm họa" làm công ty lỗ hơn 2 tỷ USD.
Giám đốc điều hành ngân hàng, Jamie Dimon, mới đây đã thừa nhận khoản lỗ khổng lồ gây hại tới uy tín của ngân hàng và khiến chính quyền có cơ hội mới để săm soi Phố Wall.
Dimon sẽ chấp nhận đơn từ chức của Ina Drew, 55 tuổi, Giám đốc phụ trách đầu tư và là nhân vật đã làm việc ở công ty suốt ba thập kỷ.
Ngoài ông này, hai quan chức cao cấp khác cũng sẽ ra đi trong tuần là Achilles Macris, người lãnh đạo Sàn giao dịch London và Javier Martin-Artajo, Giám đốc điều hành trong đội của Macris.
Drew đã liên tiếp đề nghị được từ chức kể từ khi thông tin về vụ thua lỗ bị phanh phui hồi cuối tháng Tư vừa qua, nhưng Dimon từ chối chấp nhận lá đơn cho tới tận giờ.
Tay môi giới Bruno Michel Iksil làm việc tại London, biệt danh "Cá voi London" vì có vị trí lớn trong thị trường tín dụng, cũng sẽ có khả năng ra đi, tuy nhiên không rõ vào thời điểm nào.
Dimon đã xuất hiện trong chương trình "Meet the Press" của kênh NBC, ông nói về vụ thua lỗ, vốn khiến cổ phiếu công ty giảm thảm hại vào cuối tuần trước với thái độ khá bình tĩnh.
Dimon nói rằng khoản thua lỗ là "ngu xuẩn" và gây hại, nhưng chưa đủ lớn để ngăn công ty không thu về lợi nhuận trong quý này.
Dimon đã lãnh đạo nhiều ngân hàng Mỹ trong cuộc chiến chống lại đề xuất Luật Volcker, vốn cấm cái gọi là giao dịch tự doanh, trong đó các ngân hàng thực hiện giao dịch bằng các tài khoản của chính họ.
Các ngân hàng cũng phản đối những lệnh cấm họ đầu cơ.
Khi được hỏi liệu khoản lỗ của JPMorgan có giúp chính quyền có cơ hội mới để trấn áp Phố Wall, sau đợt giải cứu tiêu tốn hàng tỷ USD tại cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Dimon trả lời: "Có chứ. Hoàn toàn có thể. Đây là khoảng thời gian rất không may mắn và không phù hợp để phạm phải lỗi lầm kiểu này."
Ông cũng bác bỏ thông tin nói rằng hệ thống đầu cơ của ngân hàng - được thiết kế để giảm rủi ro khi đầu tư, nhưng thực tế không đạt hiệu quả - sẽ bị dẹp bỏ trong tương lai.
"Sự cố này không chứa khả năng đe dọa sự tồn vong của JPMorgan," Dimon nói và cho biết thêm rằng khoản lỗ có thể tăng lên tới 3 tỷ USD tính đến cuối tháng Sáu, do sự xáo trộn của thị trường.
Ông nói: "Đây là điều ngu ngốc mà chúng tôi lẽ ra không bao giờ mắc phải. Nhưng chúng tôi vẫn kiếm rất nhiều tiền trong quý này. Vì thế, khó có khả năng công ty sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã tự hại mình và danh tiếng của mình. Và chúng tôi đã sẵn sàng để trả giá cho điều đó".
Cuộc phỏng vấn, được phát sóng hôm 13/5, ngay sau khi cổ phiếu JPMorgan sụt mất 9,3%, làm công ty "bốc hơi" 14 tỷ USD giá trị.
Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 12/5 rằng cách đây vài tháng, JPMorgan đã yêu cầu các giao dịch viên phải đặc cược theo hướng bảo vệ ngân hàng khỏi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng tại châu Âu.
Tuy nhiên thay vì giảm bớt rủi ro, các hoạt động giao dịch của họ đã khiến ngân hàng lỗ tới 200 triệu USD mỗi ngày, tính tới cuối tháng Tư đầu tháng Năm.
Những thua lỗ này là sự kiện bẽ mặt với Dimon, một trong những nhân vật ảnh hưởng lớn nhất trong ngành tài chính Mỹ, và với ngân hàng JPMorgan, sau khi nó vượt qua cuộc khủng hoảng hồi năm 2008 khá nguyên vẹn./.
Giám đốc điều hành ngân hàng, Jamie Dimon, mới đây đã thừa nhận khoản lỗ khổng lồ gây hại tới uy tín của ngân hàng và khiến chính quyền có cơ hội mới để săm soi Phố Wall.
Dimon sẽ chấp nhận đơn từ chức của Ina Drew, 55 tuổi, Giám đốc phụ trách đầu tư và là nhân vật đã làm việc ở công ty suốt ba thập kỷ.
Ngoài ông này, hai quan chức cao cấp khác cũng sẽ ra đi trong tuần là Achilles Macris, người lãnh đạo Sàn giao dịch London và Javier Martin-Artajo, Giám đốc điều hành trong đội của Macris.
Drew đã liên tiếp đề nghị được từ chức kể từ khi thông tin về vụ thua lỗ bị phanh phui hồi cuối tháng Tư vừa qua, nhưng Dimon từ chối chấp nhận lá đơn cho tới tận giờ.
Tay môi giới Bruno Michel Iksil làm việc tại London, biệt danh "Cá voi London" vì có vị trí lớn trong thị trường tín dụng, cũng sẽ có khả năng ra đi, tuy nhiên không rõ vào thời điểm nào.
Dimon đã xuất hiện trong chương trình "Meet the Press" của kênh NBC, ông nói về vụ thua lỗ, vốn khiến cổ phiếu công ty giảm thảm hại vào cuối tuần trước với thái độ khá bình tĩnh.
Dimon nói rằng khoản thua lỗ là "ngu xuẩn" và gây hại, nhưng chưa đủ lớn để ngăn công ty không thu về lợi nhuận trong quý này.
Dimon đã lãnh đạo nhiều ngân hàng Mỹ trong cuộc chiến chống lại đề xuất Luật Volcker, vốn cấm cái gọi là giao dịch tự doanh, trong đó các ngân hàng thực hiện giao dịch bằng các tài khoản của chính họ.
Các ngân hàng cũng phản đối những lệnh cấm họ đầu cơ.
Khi được hỏi liệu khoản lỗ của JPMorgan có giúp chính quyền có cơ hội mới để trấn áp Phố Wall, sau đợt giải cứu tiêu tốn hàng tỷ USD tại cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Dimon trả lời: "Có chứ. Hoàn toàn có thể. Đây là khoảng thời gian rất không may mắn và không phù hợp để phạm phải lỗi lầm kiểu này."
Ông cũng bác bỏ thông tin nói rằng hệ thống đầu cơ của ngân hàng - được thiết kế để giảm rủi ro khi đầu tư, nhưng thực tế không đạt hiệu quả - sẽ bị dẹp bỏ trong tương lai.
"Sự cố này không chứa khả năng đe dọa sự tồn vong của JPMorgan," Dimon nói và cho biết thêm rằng khoản lỗ có thể tăng lên tới 3 tỷ USD tính đến cuối tháng Sáu, do sự xáo trộn của thị trường.
Ông nói: "Đây là điều ngu ngốc mà chúng tôi lẽ ra không bao giờ mắc phải. Nhưng chúng tôi vẫn kiếm rất nhiều tiền trong quý này. Vì thế, khó có khả năng công ty sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã tự hại mình và danh tiếng của mình. Và chúng tôi đã sẵn sàng để trả giá cho điều đó".
Cuộc phỏng vấn, được phát sóng hôm 13/5, ngay sau khi cổ phiếu JPMorgan sụt mất 9,3%, làm công ty "bốc hơi" 14 tỷ USD giá trị.
Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 12/5 rằng cách đây vài tháng, JPMorgan đã yêu cầu các giao dịch viên phải đặc cược theo hướng bảo vệ ngân hàng khỏi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng tại châu Âu.
Tuy nhiên thay vì giảm bớt rủi ro, các hoạt động giao dịch của họ đã khiến ngân hàng lỗ tới 200 triệu USD mỗi ngày, tính tới cuối tháng Tư đầu tháng Năm.
Những thua lỗ này là sự kiện bẽ mặt với Dimon, một trong những nhân vật ảnh hưởng lớn nhất trong ngành tài chính Mỹ, và với ngân hàng JPMorgan, sau khi nó vượt qua cuộc khủng hoảng hồi năm 2008 khá nguyên vẹn./.
Linh Vũ (Vietnam+)