Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) với chủ đề “Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Việt Nam” diễn ra ngày 26/5, tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền về chất lượng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thủ tục hành chính rườm rà, ba “nút thắt” cản trở sự phát triển của Việt Nam.
“Barie” thủ tục hành chính
Tại Diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao kết quả rà soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương đối với Đề án 30 trong thời gian qua đều đạt và vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao. Tổng hợp ban đầu cho thấy, trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính được rà soát, các Bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục, sửa đổi bổ sung 3.749 thủ tục; thay thế 288 thủ tục. Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa trung bình của các địa phương đạt 66%.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn cho rằng thủ tục hành chính vẫn là trở ngại lớn nhất trong môi trường kinh doanh Việt Nam.
Khảo sát đánh giá môi trường đầu tư của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) với gần 3.000 phản hồi từ các công ty Nhật tại 17 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Đại Dương trong các lĩnh vực ôtô-xe máy, dầu khí-nhựa, máy móc, sắt-thép, ngân hàng, bán hàng, truyền thông… cho thấy, bất lợi số một của môi trường đầu tư Việt Nam là thủ tục hành chính rườm rà, thủ tục thuế phức tạp, thủ tục thông quan rắc rối…
Mặc dù vậy, ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại Hà Nội đã đưa ra nhận định lạc quan rằng, nhiều công ty Nhật ở Việt Nam đã vượt doanh số bán hàng dù có cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, đối với các công ty Nhật Bản, môi trường đầu tư của Việt Nam, đặc biệt là chi phí lao động vẫn rất hấp dẫn. Vì thế, tỷ lệ các công ty Nhật ở Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong một đến hai năm tới là cao nhất trong khu vực ASEAN và Việt Nam là thị trường triển vọng nhất về lĩnh vực xây dựng, nhà máy, truyền thông, phần mềm… Điều này cho thấy, nếu thủ tục hành chính của Việt Nam được cải thiện, thì sức hấp dẫn của thị trường chúng ta còn cao hơn rất nhiều.
Bà Jocelyn Tran, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: "Mặc dù đã được đề cập đến nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải nhắc lại rằng những yêu cầu phiền hà về giấy tờ khi xin cấp giấy phép lao động đang làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Để đạt được các mục tiêu của mình, Chính phủ cần phải có cách thức hiệu quả hơn và thân thiện hơn với khách hàng."
Cơ sở hạ tầng khiến Việt Nam tụt hậu
Bên cạnh thủ tục hành chính rườm rà thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Nhiều đại biểu phản ánh, Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đường liên tỉnh, cầu, kể cả đường tiếp cận có vị trí chiến lược. Những hạn chế này sẽ đe dọa các dự án FDI hiện nay và trong tương lai đối với sản xuất, xuất khẩu.
“Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện được cơ sở hạ tầng thì Việt Nam còn bị tụt hậu,” bà Jocelyn Tran khẳng định.
Do thiếu cơ sở hạ tầng bến cảng, mỗi năm Việt Nam tiêu tốn khoảng 1,7 tỷ USD do các công ty phải trung chuyển hàng hóa qua Hồng Kông và Singapore.
Bên cạnh đó, chi phí thuê văn phòng ở Việt Nam là quá đắt đỏ so với bình quân của khu vực ASEAN, thậm chí giá thuê nhà tại Hà Nội còn vượt mặt cả mức giá của Hongkong.
Một rào cản nữa được các nhà đầu tư đưa ra là vấn đề thị trường điện cạnh tranh. Thỏa thuận mua bán điện không thể đàm phán theo một biểu giá hợp lý, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực quan trọng này, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thực tế của vốn đầu tư và đe dọa tới việc duy trì mức tăng sản lượng tiêu thụ.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần phải thực hiện điều chỉnh giá bán điện và duy trì sự đảm bảo của Chính phủ để khuyến khích đầu tư nước ngoài và làm giảm sự rủi ro cao trong các dự án năng lượng lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào cho biết, hiện tại Việt Nam chưa thể nâng giá điện lên ngay được vì không thể để giá năng lượng này chiếm đến 30-40% thu nhập của người lao động. Mặt khác, thị trường phát điện cạnh tranh chỉ phát huy hiệu quả khi dự phòng ở mức cao, trong khi tình trạng thiếu điện của Việt Nam năm nay có thể lên đến 5% công suất. Vì vậy, năm 2011, Việt Nam mới thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường này chỉ thực sự cạnh tranh sau năm 2012.
Ông Hào cũng cho rằng, năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa phát triển, một phần do giá thành quá cao, bên cạnh đề nghị Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cũng đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ lĩnh vực này.
Nguồn nhân lực đang bị thất thoát
Nhận định về nguồn nhân lực tại Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, sự phát triển mạng lưới các trường, trung tâm đào nghề chưa đủ để đáp ứng nhu cầu lao động về lượng cũng như về chất cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, tình trạng thất thoát nhân lực lại đang có chiều hướng gia tăng.
“Chúng tôi ghi nhận ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi ra nước ngoài học tập, tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Để tránh việc 'chảy máu chất xám', Việt Nam cần tiếp tục cải cách giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học, có hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân,” ông Alain Cany nói.
Các đại biểu đề nghị Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch, các biện pháp cụ thể và cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và qua đó nâng cao chất lượng nhân lực đồng thời có kế hoạch thu hút nhân tài về Việt Nam làm việc.
Diễn đàn cũng dành thời gian để cộng đồng doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với đại diện các cơ quan Chính phủ về các vấn đề như ngân hàng và thị trường vốn; sản xuất và phân phối; khai thác khoáng sẩn; du lịch… Lãnh đạo các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Tài chính… đã trả lời thẳng thắn, cởi mở các câu hỏi của đại diện các đại biểu và cam kết tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động./.
“Barie” thủ tục hành chính
Tại Diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao kết quả rà soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương đối với Đề án 30 trong thời gian qua đều đạt và vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao. Tổng hợp ban đầu cho thấy, trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính được rà soát, các Bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục, sửa đổi bổ sung 3.749 thủ tục; thay thế 288 thủ tục. Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa trung bình của các địa phương đạt 66%.
Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp vẫn cho rằng thủ tục hành chính vẫn là trở ngại lớn nhất trong môi trường kinh doanh Việt Nam.
Khảo sát đánh giá môi trường đầu tư của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) với gần 3.000 phản hồi từ các công ty Nhật tại 17 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Đại Dương trong các lĩnh vực ôtô-xe máy, dầu khí-nhựa, máy móc, sắt-thép, ngân hàng, bán hàng, truyền thông… cho thấy, bất lợi số một của môi trường đầu tư Việt Nam là thủ tục hành chính rườm rà, thủ tục thuế phức tạp, thủ tục thông quan rắc rối…
Mặc dù vậy, ông Hiroyuki Moribe, Trưởng đại diện Văn phòng Jetro tại Hà Nội đã đưa ra nhận định lạc quan rằng, nhiều công ty Nhật ở Việt Nam đã vượt doanh số bán hàng dù có cuộc khủng hoảng kinh tế. Bên cạnh đó, đối với các công ty Nhật Bản, môi trường đầu tư của Việt Nam, đặc biệt là chi phí lao động vẫn rất hấp dẫn. Vì thế, tỷ lệ các công ty Nhật ở Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong một đến hai năm tới là cao nhất trong khu vực ASEAN và Việt Nam là thị trường triển vọng nhất về lĩnh vực xây dựng, nhà máy, truyền thông, phần mềm… Điều này cho thấy, nếu thủ tục hành chính của Việt Nam được cải thiện, thì sức hấp dẫn của thị trường chúng ta còn cao hơn rất nhiều.
Bà Jocelyn Tran, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: "Mặc dù đã được đề cập đến nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải nhắc lại rằng những yêu cầu phiền hà về giấy tờ khi xin cấp giấy phép lao động đang làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Để đạt được các mục tiêu của mình, Chính phủ cần phải có cách thức hiệu quả hơn và thân thiện hơn với khách hàng."
Cơ sở hạ tầng khiến Việt Nam tụt hậu
Bên cạnh thủ tục hành chính rườm rà thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Nhiều đại biểu phản ánh, Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặc biệt là các tuyến đường liên tỉnh, cầu, kể cả đường tiếp cận có vị trí chiến lược. Những hạn chế này sẽ đe dọa các dự án FDI hiện nay và trong tương lai đối với sản xuất, xuất khẩu.
“Chừng nào Việt Nam còn chưa cải thiện được cơ sở hạ tầng thì Việt Nam còn bị tụt hậu,” bà Jocelyn Tran khẳng định.
Do thiếu cơ sở hạ tầng bến cảng, mỗi năm Việt Nam tiêu tốn khoảng 1,7 tỷ USD do các công ty phải trung chuyển hàng hóa qua Hồng Kông và Singapore.
Bên cạnh đó, chi phí thuê văn phòng ở Việt Nam là quá đắt đỏ so với bình quân của khu vực ASEAN, thậm chí giá thuê nhà tại Hà Nội còn vượt mặt cả mức giá của Hongkong.
Một rào cản nữa được các nhà đầu tư đưa ra là vấn đề thị trường điện cạnh tranh. Thỏa thuận mua bán điện không thể đàm phán theo một biểu giá hợp lý, điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực quan trọng này, dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thực tế của vốn đầu tư và đe dọa tới việc duy trì mức tăng sản lượng tiêu thụ.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần phải thực hiện điều chỉnh giá bán điện và duy trì sự đảm bảo của Chính phủ để khuyến khích đầu tư nước ngoài và làm giảm sự rủi ro cao trong các dự án năng lượng lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Hữu Hào cho biết, hiện tại Việt Nam chưa thể nâng giá điện lên ngay được vì không thể để giá năng lượng này chiếm đến 30-40% thu nhập của người lao động. Mặt khác, thị trường phát điện cạnh tranh chỉ phát huy hiệu quả khi dự phòng ở mức cao, trong khi tình trạng thiếu điện của Việt Nam năm nay có thể lên đến 5% công suất. Vì vậy, năm 2011, Việt Nam mới thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh và thị trường này chỉ thực sự cạnh tranh sau năm 2012.
Ông Hào cũng cho rằng, năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa phát triển, một phần do giá thành quá cao, bên cạnh đề nghị Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ các dự án phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công thương cũng đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ hỗ trợ lĩnh vực này.
Nguồn nhân lực đang bị thất thoát
Nhận định về nguồn nhân lực tại Việt Nam, nhiều đại biểu cho rằng, sự phát triển mạng lưới các trường, trung tâm đào nghề chưa đủ để đáp ứng nhu cầu lao động về lượng cũng như về chất cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, tình trạng thất thoát nhân lực lại đang có chiều hướng gia tăng.
“Chúng tôi ghi nhận ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi ra nước ngoài học tập, tuy nhiên, nhiều người trong số họ đã không trở về nước sau khi tốt nghiệp. Để tránh việc 'chảy máu chất xám', Việt Nam cần tiếp tục cải cách giáo dục, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học, có hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân,” ông Alain Cany nói.
Các đại biểu đề nghị Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Bộ giáo dục và Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch, các biện pháp cụ thể và cấp bách để nâng cao chất lượng giáo dục và qua đó nâng cao chất lượng nhân lực đồng thời có kế hoạch thu hút nhân tài về Việt Nam làm việc.
Diễn đàn cũng dành thời gian để cộng đồng doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với đại diện các cơ quan Chính phủ về các vấn đề như ngân hàng và thị trường vốn; sản xuất và phân phối; khai thác khoáng sẩn; du lịch… Lãnh đạo các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Tài chính… đã trả lời thẳng thắn, cởi mở các câu hỏi của đại diện các đại biểu và cam kết tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động./.
Minh Thúy (Vietnam+)