Ngày 6/10, nhà khoa học người Mỹ Richard Heck cùng hai nhà khoa học người Nhật Bản Eiichi Negishi và Akira Suzuki đã trở thành các đồng chủ nhân giải Nobel Hóa học 2010 vì có công tìm ra cách thức liên kết các phân tử cácbon.
Đây là công trình quan trọng có thể tạo ra các hợp chất được ứng dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh ung thư, bào chế dược phẩm, công nghiệp điện tử và nông nghiệp.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết, bằng cách sử dụng chất xúc tác palladium, ba nhà khoa học trên đã liên kết chéo được các phân tử cácbon theo cặp (palladium-catalysed cross-coupling) trong tổng hợp hữu cơ, tạo ra các hợp chất ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Công trình của họ rất có ý nghĩa khi con người đang rất cần các loại thuốc mới để chữa trị ung thư, ngăn chặn sức tàn phá của virus ung thư đối với nội tạng, cũng như cần bảo vệ mùa màng.
Ông Richard Heck, 79 tuổi, là giáo sư tại trường Đại học Delaware (Mỹ), ông Eiichi Negishi, 75 tuổi, giảng dạy tại trường Đại học Purdue (Mỹ) và ông Akira Suzuki, 80 tuổi, làm việc tại trường Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Ba chủ nhân giải Nobel Hóa học 2010 sẽ cùng chia sẻ phần thưởng trị giá 10 triệu Krona (khoảng 1,4 triệu USD)./.
Đây là công trình quan trọng có thể tạo ra các hợp chất được ứng dụng trong nghiên cứu điều trị bệnh ung thư, bào chế dược phẩm, công nghiệp điện tử và nông nghiệp.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết, bằng cách sử dụng chất xúc tác palladium, ba nhà khoa học trên đã liên kết chéo được các phân tử cácbon theo cặp (palladium-catalysed cross-coupling) trong tổng hợp hữu cơ, tạo ra các hợp chất ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Công trình của họ rất có ý nghĩa khi con người đang rất cần các loại thuốc mới để chữa trị ung thư, ngăn chặn sức tàn phá của virus ung thư đối với nội tạng, cũng như cần bảo vệ mùa màng.
Ông Richard Heck, 79 tuổi, là giáo sư tại trường Đại học Delaware (Mỹ), ông Eiichi Negishi, 75 tuổi, giảng dạy tại trường Đại học Purdue (Mỹ) và ông Akira Suzuki, 80 tuổi, làm việc tại trường Đại học Hokkaido (Nhật Bản).
Ba chủ nhân giải Nobel Hóa học 2010 sẽ cùng chia sẻ phần thưởng trị giá 10 triệu Krona (khoảng 1,4 triệu USD)./.
(TTXVN/Vietnam+)