Cơ quan bầu cử liên bang Đức vừa thông báo đã hoàn tất việc kiểm phiếu tại toàn bộ 299 khu vực bầu cử, theo đó liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kim Thủ tướng Angela Merkel đã giành được số phiếu cao nhất với tỷ lệ 41,5%, tiếp sau là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) được 25,7%, đảng Cánh tả 8,6% và đảng Xanh 8,4%.
Trong khi đó, đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đối tác liên minh cầm quyền của bà Merkel, chỉ giành được 4,8% số phiếu, không vượt qua ngưỡng 5% theo luật định để có đại diện trong quốc hội. Đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) mới thành lập theo đường lối bài EU được 4,7% số phiếu, cũng không đủ điều kiện để tham gia quốc hội.
Các đảng nhỏ khác như đảng Cướp biển (Pirates Party) chỉ giành được tỷ lệ ít ỏi là 2,2%, đảng Dân chủ Quốc gia (NPD) theo đường lối cực hữu được 1,3% số phiếu. Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 22/9 đạt 73%.
Với kết quả trên, CDU/CSU chiếm 311 trong tổng số 630 ghế của Quốc hội Đức, không hội đủ đa số tuyệt đối nên CDU/CSU vẫn phải tìm đối tác liên minh để cầm quyền. Số ghế của các đảng SPD, đảng Cánh tả, đảng Xanh lần lượt là 192, 64 và 63 ghế. Như vậy, về lý thuyết có 3 khả năng thành lập chính phủ liên minh mới ở Đức: liên minh giữa CDU/CSU với đảng Xanh, liên minh CDU/CSU với đảng SPD (đại liên minh) và liên minh giữa SPD, đảng Xanh và đảng Cánh tả. Khả năng thứ ba được cho là khá thấp do ứng cử viên thủ tướng của SPD Peer Steinbrück đã bác bỏ việc liên minh với đảng Cánh tả.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức 2013 còn cho thấy liên minh CDU/CSU giành được nhiều hơn 7,7% số phiếu ủng hộ so với cuộc bầu cử năm 2009, trong khi số cử tri ủng hộ SPD cũng tăng (+ 2,7%). Tuy nhiên, ba đảng FDP, đảng Cánh tả và đảng Xanh bị mất nhiều phiếu, trong đó riêng FDP bị mất tới 9,8% số phiếu ủng hộ.
Ngay sau khi liên minh CDU/CSU của bà Merkel về nhất trong cuộc tổng tuyển cử, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gửi lời chúc mừng tới bà Merkel trong khi báo chí thế giới đánh giá đây là thắng lợi "có ý nghĩa lịch sử" đối với nữ chính trị gia này.
Dù đôi lúc bất đồng với bà Merkel về chính sách "thắt lưng buộc bụng" cứng rắn ở châu Âu, nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên gọi điện chúc mừng Thủ tướng Merkel. Thông báo của Phủ Tổng thống Pháp cho biết trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức tỏ ý sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức đối lớn với dự án châu Âu. Ông Hollande đã mời bà Merkel sang thăm Pháp sau khi chính phủ mới của bà được thành lập.
Thủ tướng Anh David Cameron sử dụng trang mạng "Twitter" để gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến bà Merkel và tỏ ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ với người đứng đầu Chính phủ Đức.
Thủ tướng Italy Enrico Letta đánh giá kết quả tổng tuyển cử ở Đức không chỉ là điều "tuyệt vời" đối với bà Merkel mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU).
Trong thông báo của mình, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy bày tỏ tin tưởng rằng trên cương vị người "chèo lái" nền kinh tế lớn nhất châu Âu, bà Merkel sẽ tiếp tục làm việc vì một châu Âu thịnh vượng. Lãnh đạo Bỉ cũng đã gửi lời chúc mứng tới bà Merkel.
Báo chí Mỹ và châu Âu cũng tập trung đưa về kết quả tổng tuyển cử tại Đức khi bà Merkel được cho là sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Đức giữ cương vị thủ tướng ba nhiệm kỳ liên tiếp. Tờ Thời báo New York của Mỹ cho rằng bà Merkel đã giành được một chiến thắng xứng đáng với vai trò lãnh đạo của mình. Báo chí Tây Ban Nha đưa tin dồn dập về chiến thắng của bà Merkel: tờ El Pais mô tả chiến thắng này là điều "chưa có tiền lệ" trong vòng nửa thế kỷ qua, tờ El Mundo coi đây là "chiến thắng có ý nghĩa lịch sử" trong khi nhật báo ABC khẳng định chiến thắng của CDU là thắng lợi "long trời lở đất."
Theo Nhật báo Điện tín của Anh, với việc sẽ giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba, bà Merkel đã trở thành "một Margaret Thatcher của Đức". Còn nhật báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan thì cho rằng CDU vượt qua các đảng khác vì trong quá trình tranh cử, bà Merkel đã dùng tên mình để tạo "thương hiệu" duy nhất cho đảng này. Tờ báo nhận định kết quả tổng tuyển cử ở Đức "báo hiệu đường hướng chính trị xích lại gần Ba Lan."
Cùng ngày 23/9, tờ Die Presse của Áo đánh giá kết quả tổng tuyển cử là "thành công vĩ đại nhất" của bà Merkel, nhưng cảnh báo thắng lợi này có thế "kết thúc trong cay đắng" nếu bà Merkel không nhanh chóng đạt thỏa thuận thành lập liên minh đa số trong quốc hội./.
Trong khi đó, đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đối tác liên minh cầm quyền của bà Merkel, chỉ giành được 4,8% số phiếu, không vượt qua ngưỡng 5% theo luật định để có đại diện trong quốc hội. Đảng Sự lựa chọn khác cho nước Đức (AfD) mới thành lập theo đường lối bài EU được 4,7% số phiếu, cũng không đủ điều kiện để tham gia quốc hội.
Các đảng nhỏ khác như đảng Cướp biển (Pirates Party) chỉ giành được tỷ lệ ít ỏi là 2,2%, đảng Dân chủ Quốc gia (NPD) theo đường lối cực hữu được 1,3% số phiếu. Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 22/9 đạt 73%.
Với kết quả trên, CDU/CSU chiếm 311 trong tổng số 630 ghế của Quốc hội Đức, không hội đủ đa số tuyệt đối nên CDU/CSU vẫn phải tìm đối tác liên minh để cầm quyền. Số ghế của các đảng SPD, đảng Cánh tả, đảng Xanh lần lượt là 192, 64 và 63 ghế. Như vậy, về lý thuyết có 3 khả năng thành lập chính phủ liên minh mới ở Đức: liên minh giữa CDU/CSU với đảng Xanh, liên minh CDU/CSU với đảng SPD (đại liên minh) và liên minh giữa SPD, đảng Xanh và đảng Cánh tả. Khả năng thứ ba được cho là khá thấp do ứng cử viên thủ tướng của SPD Peer Steinbrück đã bác bỏ việc liên minh với đảng Cánh tả.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội Đức 2013 còn cho thấy liên minh CDU/CSU giành được nhiều hơn 7,7% số phiếu ủng hộ so với cuộc bầu cử năm 2009, trong khi số cử tri ủng hộ SPD cũng tăng (+ 2,7%). Tuy nhiên, ba đảng FDP, đảng Cánh tả và đảng Xanh bị mất nhiều phiếu, trong đó riêng FDP bị mất tới 9,8% số phiếu ủng hộ.
Ngay sau khi liên minh CDU/CSU của bà Merkel về nhất trong cuộc tổng tuyển cử, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gửi lời chúc mừng tới bà Merkel trong khi báo chí thế giới đánh giá đây là thắng lợi "có ý nghĩa lịch sử" đối với nữ chính trị gia này.
Dù đôi lúc bất đồng với bà Merkel về chính sách "thắt lưng buộc bụng" cứng rắn ở châu Âu, nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande đã là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên gọi điện chúc mừng Thủ tướng Merkel. Thông báo của Phủ Tổng thống Pháp cho biết trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức tỏ ý sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết các thách thức đối lớn với dự án châu Âu. Ông Hollande đã mời bà Merkel sang thăm Pháp sau khi chính phủ mới của bà được thành lập.
Thủ tướng Anh David Cameron sử dụng trang mạng "Twitter" để gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến bà Merkel và tỏ ý tiếp tục hợp tác chặt chẽ với người đứng đầu Chính phủ Đức.
Thủ tướng Italy Enrico Letta đánh giá kết quả tổng tuyển cử ở Đức không chỉ là điều "tuyệt vời" đối với bà Merkel mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với Liên minh châu Âu (EU).
Trong thông báo của mình, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy bày tỏ tin tưởng rằng trên cương vị người "chèo lái" nền kinh tế lớn nhất châu Âu, bà Merkel sẽ tiếp tục làm việc vì một châu Âu thịnh vượng. Lãnh đạo Bỉ cũng đã gửi lời chúc mứng tới bà Merkel.
Báo chí Mỹ và châu Âu cũng tập trung đưa về kết quả tổng tuyển cử tại Đức khi bà Merkel được cho là sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nước Đức giữ cương vị thủ tướng ba nhiệm kỳ liên tiếp. Tờ Thời báo New York của Mỹ cho rằng bà Merkel đã giành được một chiến thắng xứng đáng với vai trò lãnh đạo của mình. Báo chí Tây Ban Nha đưa tin dồn dập về chiến thắng của bà Merkel: tờ El Pais mô tả chiến thắng này là điều "chưa có tiền lệ" trong vòng nửa thế kỷ qua, tờ El Mundo coi đây là "chiến thắng có ý nghĩa lịch sử" trong khi nhật báo ABC khẳng định chiến thắng của CDU là thắng lợi "long trời lở đất."
Theo Nhật báo Điện tín của Anh, với việc sẽ giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba, bà Merkel đã trở thành "một Margaret Thatcher của Đức". Còn nhật báo Gazeta Wyborcza của Ba Lan thì cho rằng CDU vượt qua các đảng khác vì trong quá trình tranh cử, bà Merkel đã dùng tên mình để tạo "thương hiệu" duy nhất cho đảng này. Tờ báo nhận định kết quả tổng tuyển cử ở Đức "báo hiệu đường hướng chính trị xích lại gần Ba Lan."
Cùng ngày 23/9, tờ Die Presse của Áo đánh giá kết quả tổng tuyển cử là "thành công vĩ đại nhất" của bà Merkel, nhưng cảnh báo thắng lợi này có thế "kết thúc trong cay đắng" nếu bà Merkel không nhanh chóng đạt thỏa thuận thành lập liên minh đa số trong quốc hội./.
(TTXVN)