Ba Lan tham gia dự án mô phỏng nhiệm vụ trên Sao Hỏa

Kể từ ngày 15/10-15/11/2020, 1 nhóm người sẽ đóng vai phi hành gia và hoạt động tại căn cứ ở sa mạc Negev, mô phỏng theo môi trường Sao Hỏa và mọi liên lạc sẽ được thực hiện ở trung kiểm soát ở Áo.
Ba Lan tham gia dự án mô phỏng nhiệm vụ trên Sao Hỏa ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: phys)

Hãng thông tấn Lusa của Ba Lan ngày 13/11 đưa tin các nhà nghiên cứu thuộc Viện Instituto Superior Tecnico (IST) ở nước này sẽ tham gia vào dự án mô phỏng nhiệm vụ do con người và robot thực hiện trên Sao Hỏa tại sa mạc Negev của Israel.

Dự án này sẽ được triển khai vào năm 2020 thông qua việc phát triển các thiết bị robot.

Các thiết bị trên sẽ được thiết kế nhằm tăng tính hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ thăm dò của robot, khi robot không thể tiếp xúc trực tiếp với các phi hành gia tại căn cứ và để ngăn ngừa các sự cố có thể khiến thiết bị bị hỏng.

[NASA có phát hiện mới về tìm kiếm hóa thạch của sự sống trên Sao Hỏa]

Trong một tháng kể từ ngày 15/10-15/11/2020, một nhóm người sẽ đóng vai phi hành gia và hoạt động tại căn cứ ở sa mạc Negev, mô phỏng theo môi trường Sao Hỏa và mọi liên lạc sẽ được thực hiện ở trung tâm kiểm soát ở Innsbruck, Áo.

Trong nhiệm vụ thực tế, các phi hành gia sẽ phải đối mặt với nhiệt độ khắc nghiệt, bức xạ vũ trụ, thiên thạch và bão bụi. Do đó, để giảm bớt nguy cơ các các phi hành gia gặp phải khi làm việc trong môi trường nhiều rủi ro như Sao Hỏa, các robot được điều khiển từ xa sẽ thay họ làm những nhiệm vụ nhỏ.

Tuy nhiên, việc điều khiển robot từ xa là khá phức tạp, khi các phi hành gia không thể tiếp xúc trực tiếp với robot từ căn cứ và tầm nhìn trên mặt đất là rất kém, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của robot.

Do đó, các nhà nghiên cứu Ba Lan đang hợp tác với Đại học Graz, Áo để nghiên cứu công nghệ nhằm cải thiện tầm nhìn cho robot.

Trong nhiệm vụ mô phỏng Sao Hỏa AMADEE-20, các thí nghiệm sẽ được thực hiện trong 16 lĩnh vực như công nghệ, y học, sinh học và địa chất./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục