Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde đang đứng trước sức ép lớn phải từ chức nếu như một tòa án ở Pháp quyết định truy tố bà trong vụ điều tra liên quan tới nhà tài phiệt Bernard Tapie.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hai đời tổng giám đốc liên tiếp của IMF, đều là người Pháp, đều dính vào những rắc rối với pháp luật. Trước đó, vụ bê bối cáo buộc xâm hại tình dục đã khiến người tiền nhiệm của bà Lagarde là ông Dominique Strauss-Kahn mất chức.
Ban quản trị IMF đã biết trước những rắc rối pháp luật của bà Lagarde ở Pháp khi họ chọn bà làm người lãnh đạo tổ chức cho vay toàn cầu này vào tháng 6/2011. Bà đã nhắc lại nhiều lần rằng cuộc điều tra về những hành vi của bà trong vụ Bernard Tapie khi Lagarde còn là bộ trưởng tài chính Pháp không liên quan gì tới trách nhiệm bà đang gánh vác ở IMF.
Các thẩm phán sẽ xét hỏi bà Lagarde rất kỹ trong tuần này về cách bà xử lý vụ việc chính phủ Pháp trả cho ông Tapie khoản tiền bồi thường 400 triệu euro (520 triệu USD) liên quan tới tranh chấp một ngân hàng do nhà nước kiểm soát.
Nếu tòa quyết định truy tố vụ việc, bà và IMF có thể sẽ phải đánh giá lại tình hình. Trong hợp đồng không có điều khoản nào nói bà phải từ chức, nhưng hợp đồng lao động của bà quy định rõ bà phải duy trì sự chính trực và minh bạch khi tại vị cũng như “nỗ lực tránh ngay cả những biểu hiện của sự không đúng đắn trong hành vi”.
Bà Lagarde đã tuyên bố mình vô tội trong vụ việc nói trên kể từ khi bà được đề cử vào ghế tổng giám đốc IMF. “Không có gì mới dưới ánh mặt trời”, bà nhắc lại vào tháng trước. “Từ năm 2011, tôi đã biết rõ rằng tôi sẽ ra trả lời trước ủy ban điều tra của bên tư pháp”.
IMF đã bày tỏ sự ủng hộ trước sau như một với tổng giám đốc của họ. Sau khi căn hộ của bà Lagarde ở Paris bị lục soát hôm 20/3, người phát ngôn IMF Gerry Rice nói: “Ban điều hành đã được thông báo về sự vụ, bao gồm những vụ việc mới nhất, và tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của tổng giám đốc tiếp tục những trách nhiệm của bà một cách hiệu quả”.
Nhưng IMF trở nên đặc biệt nhạy cảm với vụ việc kể từ sau sự cố Strauss-Kahn. Ông này bị bắt giữ tại New York tháng 5/2011 với cáo buộc cưỡng hiếp một hầu phòng khách sạn. Strauss-Kahn đã phải từ chức sau đó. Vụ việc không dẫn tới truy tố hình sự do thiếu bằng chứng và do lời khai của cô hầu phòng không đáng tin, nhưng ông Strauss-Kahn thừa nhận có quan hệ tình dục với cô này.
Điều khoản về minh bạch và chính trực được thêm vào hợp đồng với tổng giám đốc IMF sau vụ Strauss-Kahn và năm 2012, IMF cũng công bố một bộ quy chuẩn đạo đức mới yêu cầu việc quản lý phải “ở những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất”.
Bà Lagarde đã lãnh đạo IMF sau khi ông Strauss-Kahn từ chức. Bà được coi là đã có công không nhỏ trong việc dẫn dắt IMF qua cuộc giải cứu đầy trắc trở với khối sử dụng đồng euro trong 22 tháng nắm quyền./.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hai đời tổng giám đốc liên tiếp của IMF, đều là người Pháp, đều dính vào những rắc rối với pháp luật. Trước đó, vụ bê bối cáo buộc xâm hại tình dục đã khiến người tiền nhiệm của bà Lagarde là ông Dominique Strauss-Kahn mất chức.
Ban quản trị IMF đã biết trước những rắc rối pháp luật của bà Lagarde ở Pháp khi họ chọn bà làm người lãnh đạo tổ chức cho vay toàn cầu này vào tháng 6/2011. Bà đã nhắc lại nhiều lần rằng cuộc điều tra về những hành vi của bà trong vụ Bernard Tapie khi Lagarde còn là bộ trưởng tài chính Pháp không liên quan gì tới trách nhiệm bà đang gánh vác ở IMF.
Các thẩm phán sẽ xét hỏi bà Lagarde rất kỹ trong tuần này về cách bà xử lý vụ việc chính phủ Pháp trả cho ông Tapie khoản tiền bồi thường 400 triệu euro (520 triệu USD) liên quan tới tranh chấp một ngân hàng do nhà nước kiểm soát.
Nếu tòa quyết định truy tố vụ việc, bà và IMF có thể sẽ phải đánh giá lại tình hình. Trong hợp đồng không có điều khoản nào nói bà phải từ chức, nhưng hợp đồng lao động của bà quy định rõ bà phải duy trì sự chính trực và minh bạch khi tại vị cũng như “nỗ lực tránh ngay cả những biểu hiện của sự không đúng đắn trong hành vi”.
Bà Lagarde đã tuyên bố mình vô tội trong vụ việc nói trên kể từ khi bà được đề cử vào ghế tổng giám đốc IMF. “Không có gì mới dưới ánh mặt trời”, bà nhắc lại vào tháng trước. “Từ năm 2011, tôi đã biết rõ rằng tôi sẽ ra trả lời trước ủy ban điều tra của bên tư pháp”.
IMF đã bày tỏ sự ủng hộ trước sau như một với tổng giám đốc của họ. Sau khi căn hộ của bà Lagarde ở Paris bị lục soát hôm 20/3, người phát ngôn IMF Gerry Rice nói: “Ban điều hành đã được thông báo về sự vụ, bao gồm những vụ việc mới nhất, và tiếp tục bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của tổng giám đốc tiếp tục những trách nhiệm của bà một cách hiệu quả”.
Nhưng IMF trở nên đặc biệt nhạy cảm với vụ việc kể từ sau sự cố Strauss-Kahn. Ông này bị bắt giữ tại New York tháng 5/2011 với cáo buộc cưỡng hiếp một hầu phòng khách sạn. Strauss-Kahn đã phải từ chức sau đó. Vụ việc không dẫn tới truy tố hình sự do thiếu bằng chứng và do lời khai của cô hầu phòng không đáng tin, nhưng ông Strauss-Kahn thừa nhận có quan hệ tình dục với cô này.
Điều khoản về minh bạch và chính trực được thêm vào hợp đồng với tổng giám đốc IMF sau vụ Strauss-Kahn và năm 2012, IMF cũng công bố một bộ quy chuẩn đạo đức mới yêu cầu việc quản lý phải “ở những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất”.
Bà Lagarde đã lãnh đạo IMF sau khi ông Strauss-Kahn từ chức. Bà được coi là đã có công không nhỏ trong việc dẫn dắt IMF qua cuộc giải cứu đầy trắc trở với khối sử dụng đồng euro trong 22 tháng nắm quyền./.
Trần Trọng (Vietnam+)