Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã ra một tuyên bố mạnh mẽ ngày Chủ nhật yêu cầu nữ quyền cho Afghanistan tại một diễn đàn quy mô toàn cầu.
“Mỹ tin tưởng mạnh mẽ rằng không quốc gia nào có thể đạt được hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế nếu một nửa dân số không có quyền lực,” bà Clinton nói tại hội thảo Tokyo về Afghanistan.
“Tất cả các công dân phải có cơ hội hưởng lợi và đóng góp cho sự tiến bộ của Afghanistan. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ phụ nữ ở Afghanistan.”
Hội nghị Tokyo dự kiến vạch ra lộ trình cho Afghanistan sau khi quân đội chiến đấu của NATO rút hết khỏi nước này vào năm 2014. Các cuộc thương lượng đã giúp tăng viện trợ dân sự cam kết cho Afghanistan lên 16 tỷ USD trong vòng bốn năm tới.
Các đại biểu từ hơn 80 nước và các tổ chức quốc tế đã tập hợp ở thủ đô Nhật Bản và thông qua “Tuyên bố Tokyo” bày tỏ sự ủng hộ vật chất và tinh thần với Kabul.
Bà Clinton nói tại hội nghị rằng chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ yêu cầu quốc hội chuẩn thuận duy trì viện trợ quân sự cho Afghanistan ở mức như hiện giờ hoặc gần như hiện giờ tới năm 2017.
“Chúng ta phải cùng cam kết để đạt được một tương lai xứng đáng với sự hy sinh của người dân Afghanistan và rất nhiều quốc gia hiện diện xung quanh bàn hội nghị này,” bà Clinton nói.
Washington thông báo những tiến bộ đáng kể đối với phong trào nữ quyền ở Afghanistan kể từ cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu vào năm 2001 lật đổ chế độ Taliban, với việc số bé gái được đi học tăng mạnh và nhiều phụ nữ có việc làm hơn.
Theo những con số do Bộ ngoại giao Mỹ cung cấp, trong số tám triệu học sinh ở Afghanistan hiện giờ, gần 40% là nữ. Điều đó đối lập hoàn toàn với năm 2002 khi chỉ có 900.000 trẻ đến trường và hầu như không có bé gái nào. Hiện có 175.000 giáo viên ở Afghanistan, khoảng một phần ba là phụ nữ, nhờ vào 316 triệu USD chi tiêu cho các sáng kiến giáo dục.
Các quan chức Mỹ cho biết bà Clinton đã đặt vấn đề nữ quyền với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, trong chuyến thăm ngắn của bà tới Kabul hôm thứ Bảy, cảnh báo rằng đó là phép thử quyết định với sự tiến bộ của nước này.
Nhiều người bày tỏ lo ngại những thành tựu nữ quyền gần đây đang bị đe dọa khi quân đội NATO chuẩn bị rời đi và Kabul tìm kiếm thỏa thuận hòa bình với những người nổi dậy Hồi giáo.
Hồi tháng Ba, ông Karzai đã thông qua một sắc lệnh do cơ quan Hồi giáo tối cao đề xuất tuyên bố phụ nữ không được đề cao như nam giới và không nên lẫn lộn phụ nữ và nam giới./.
“Mỹ tin tưởng mạnh mẽ rằng không quốc gia nào có thể đạt được hòa bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế nếu một nửa dân số không có quyền lực,” bà Clinton nói tại hội thảo Tokyo về Afghanistan.
“Tất cả các công dân phải có cơ hội hưởng lợi và đóng góp cho sự tiến bộ của Afghanistan. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ phụ nữ ở Afghanistan.”
Hội nghị Tokyo dự kiến vạch ra lộ trình cho Afghanistan sau khi quân đội chiến đấu của NATO rút hết khỏi nước này vào năm 2014. Các cuộc thương lượng đã giúp tăng viện trợ dân sự cam kết cho Afghanistan lên 16 tỷ USD trong vòng bốn năm tới.
Các đại biểu từ hơn 80 nước và các tổ chức quốc tế đã tập hợp ở thủ đô Nhật Bản và thông qua “Tuyên bố Tokyo” bày tỏ sự ủng hộ vật chất và tinh thần với Kabul.
Bà Clinton nói tại hội nghị rằng chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ yêu cầu quốc hội chuẩn thuận duy trì viện trợ quân sự cho Afghanistan ở mức như hiện giờ hoặc gần như hiện giờ tới năm 2017.
“Chúng ta phải cùng cam kết để đạt được một tương lai xứng đáng với sự hy sinh của người dân Afghanistan và rất nhiều quốc gia hiện diện xung quanh bàn hội nghị này,” bà Clinton nói.
Washington thông báo những tiến bộ đáng kể đối với phong trào nữ quyền ở Afghanistan kể từ cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu vào năm 2001 lật đổ chế độ Taliban, với việc số bé gái được đi học tăng mạnh và nhiều phụ nữ có việc làm hơn.
Theo những con số do Bộ ngoại giao Mỹ cung cấp, trong số tám triệu học sinh ở Afghanistan hiện giờ, gần 40% là nữ. Điều đó đối lập hoàn toàn với năm 2002 khi chỉ có 900.000 trẻ đến trường và hầu như không có bé gái nào. Hiện có 175.000 giáo viên ở Afghanistan, khoảng một phần ba là phụ nữ, nhờ vào 316 triệu USD chi tiêu cho các sáng kiến giáo dục.
Các quan chức Mỹ cho biết bà Clinton đã đặt vấn đề nữ quyền với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, trong chuyến thăm ngắn của bà tới Kabul hôm thứ Bảy, cảnh báo rằng đó là phép thử quyết định với sự tiến bộ của nước này.
Nhiều người bày tỏ lo ngại những thành tựu nữ quyền gần đây đang bị đe dọa khi quân đội NATO chuẩn bị rời đi và Kabul tìm kiếm thỏa thuận hòa bình với những người nổi dậy Hồi giáo.
Hồi tháng Ba, ông Karzai đã thông qua một sắc lệnh do cơ quan Hồi giáo tối cao đề xuất tuyên bố phụ nữ không được đề cao như nam giới và không nên lẫn lộn phụ nữ và nam giới./.
Trần Trọng (Vietnam+)