Sau khi thị trường Mỹ bị suy thoái, kéo theo việc hãng sản xuất xe hơi GM và Chrysler phải nhận gói giải cứu của chính phủ, hai hãng xe này cùng với hãng xe Ford đã phục hồi nhanh chóng và giờ đây đang đạt mức lợi nhuận gần kỷ lục.
Tuy nhiên, dường như ba ông lớn trong ngành xe hơi của Mỹ này lại phải đối mặt với việc mặc dù doanh số xe bán ra của họ đang tăng ở hầu hết các khu vực trên thế giới song cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến hoạt động kinh doanh của họ tại khu vực này bị thua lỗ.
Theo tin từ Detroit News, thương hiệu xe Opel/Vauxhall của GM và đối tác PSA Peugeot Citroen của Pháp, chi nhánh của Ford ở châu Âu và Fiat - là hãng xe đang sở hữu hãng Chrysler, sẽ thua lỗ tổng cộng 4 tỷ USD trong năm nay khi làm ăn tại châu Âu do doanh số xe bán ra ở lục địa già này đang sụt giảm xuống các mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1990. Và xem ra tình hình khó có thể khả quan hơn trong thời gian trước mắt.
Nhà phân tích của HIS Automotive là Tim Urguhart cho Detroit News biết thêm rằng các hãng xe châu Âu sẽ phải đối mặt “với một sự phục hồi đầy khó khăn và mất nhiều thời gian.” Một cách để các hãng xe khắc phục được điều này là theo gương Mỹ, cụ thể như là đóng cửa các nhà máy, chấm dứt các hợp đồng với đại lý và nói chung là cắt giảm thua lỗ.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ, các chính phủ châu Âu không sẵn sàng hợp tác và để cho các hãng xe đóng cửa các nhà máy của mình vì điều này sẽ làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp và khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Hơn thế nữa, các nghiệp đoàn của công nhân ở châu lục này có quyền lực mạnh hơn phía các đối tác ở Mỹ.
Một sự khác biệt nữa là không giống như ba ông lớn của Mỹ trong năm 2008 và 2009, các hãng xe châu Âu lại không hoàn toàn mắc kẹt về tiền mặt; thậm chí hãng PSA Peugeot Citroen của Pháp còn có khoảng 13 tỷ USD tiền mặt và các khoản tín dụng. Ngoài ra, tình hình xem ra lại không đồng nhất khi những khu vực bị tác động nặng nề nhất nằm ở phía Nam và Tây Âu và ngay cả các hãng xe cũng có tình hình không giống nhau.
Ví dụ, hãng Volkswagen của Đức lại đang làm ăn tốt hơn bao giờ hết. Trong khi nhiều nhà máy của các hãng xe châu Âu chỉ chạy với công suất dưới 70% thì các nhà máy của Volkswagen lại hoạt động tới 93% công suất vì hãng xe này vẫn cứ liên tục giới thiệu các mẫu xe khác.
Trong khi đó, hãng Fiat lại thiếu các mẫu xe mới và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nội địa còn thương hiệu Opel của GM cũng không khá khẩm gì hơn khi thua lỗ 16 tỷ USD trong 12 năm qua. GM đã nhiều lần bác bỏ rằng họ có kế hoạch loại bỏ thương hiệu này như một số nhà phân tích dự đoán và hy vọng liên minh chiến lược của hãng này với PSA sẽ tạo ra thêm nhiều động lực, ít nhất là cũng giúp hãng tiết kiệm được hơn 2 tỷ USD.
Còn chi nhánh Ford ở châu Âu dù giới thiệu 15 mẫu xe mới cũng đang phải cân nhắc giảm bớt công suất khi người phát ngôn của hãng Mark Truby cho biết chi nhánh của ông “đang xem xét mọi lĩnh vực kinh doanh để giải quyết các tình trạng thị trường hiện nay và đưa ra những bước đi đúng đắn”./.
Tuy nhiên, dường như ba ông lớn trong ngành xe hơi của Mỹ này lại phải đối mặt với việc mặc dù doanh số xe bán ra của họ đang tăng ở hầu hết các khu vực trên thế giới song cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã khiến hoạt động kinh doanh của họ tại khu vực này bị thua lỗ.
Theo tin từ Detroit News, thương hiệu xe Opel/Vauxhall của GM và đối tác PSA Peugeot Citroen của Pháp, chi nhánh của Ford ở châu Âu và Fiat - là hãng xe đang sở hữu hãng Chrysler, sẽ thua lỗ tổng cộng 4 tỷ USD trong năm nay khi làm ăn tại châu Âu do doanh số xe bán ra ở lục địa già này đang sụt giảm xuống các mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1990. Và xem ra tình hình khó có thể khả quan hơn trong thời gian trước mắt.
Nhà phân tích của HIS Automotive là Tim Urguhart cho Detroit News biết thêm rằng các hãng xe châu Âu sẽ phải đối mặt “với một sự phục hồi đầy khó khăn và mất nhiều thời gian.” Một cách để các hãng xe khắc phục được điều này là theo gương Mỹ, cụ thể như là đóng cửa các nhà máy, chấm dứt các hợp đồng với đại lý và nói chung là cắt giảm thua lỗ.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ, các chính phủ châu Âu không sẵn sàng hợp tác và để cho các hãng xe đóng cửa các nhà máy của mình vì điều này sẽ làm tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp và khiến cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Hơn thế nữa, các nghiệp đoàn của công nhân ở châu lục này có quyền lực mạnh hơn phía các đối tác ở Mỹ.
Một sự khác biệt nữa là không giống như ba ông lớn của Mỹ trong năm 2008 và 2009, các hãng xe châu Âu lại không hoàn toàn mắc kẹt về tiền mặt; thậm chí hãng PSA Peugeot Citroen của Pháp còn có khoảng 13 tỷ USD tiền mặt và các khoản tín dụng. Ngoài ra, tình hình xem ra lại không đồng nhất khi những khu vực bị tác động nặng nề nhất nằm ở phía Nam và Tây Âu và ngay cả các hãng xe cũng có tình hình không giống nhau.
Ví dụ, hãng Volkswagen của Đức lại đang làm ăn tốt hơn bao giờ hết. Trong khi nhiều nhà máy của các hãng xe châu Âu chỉ chạy với công suất dưới 70% thì các nhà máy của Volkswagen lại hoạt động tới 93% công suất vì hãng xe này vẫn cứ liên tục giới thiệu các mẫu xe khác.
Trong khi đó, hãng Fiat lại thiếu các mẫu xe mới và phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nội địa còn thương hiệu Opel của GM cũng không khá khẩm gì hơn khi thua lỗ 16 tỷ USD trong 12 năm qua. GM đã nhiều lần bác bỏ rằng họ có kế hoạch loại bỏ thương hiệu này như một số nhà phân tích dự đoán và hy vọng liên minh chiến lược của hãng này với PSA sẽ tạo ra thêm nhiều động lực, ít nhất là cũng giúp hãng tiết kiệm được hơn 2 tỷ USD.
Còn chi nhánh Ford ở châu Âu dù giới thiệu 15 mẫu xe mới cũng đang phải cân nhắc giảm bớt công suất khi người phát ngôn của hãng Mark Truby cho biết chi nhánh của ông “đang xem xét mọi lĩnh vực kinh doanh để giải quyết các tình trạng thị trường hiện nay và đưa ra những bước đi đúng đắn”./.
Huy Bình (Vietnam+)