Ngày 12/7, ba tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới gồm Toshiba của Nhật Bản, AU Optronics của Đài Loan (Trung Quốc) và LG của Hàn Quốc đã phải chấp thuận trả thêm khoản phạt 571 triệu USD vì đã ngầm bắt tay với các nhà sản xuất khác nhằm thao túng giá sản phẩm màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại thị trường Mỹ.
Phát biểu trước báo giới, Văn phòng Tổng chưởng lý bang New York, Mỹ - cơ quan tư pháp cấp bang - cho biết ba tập đoàn điện tử sản xuất màn hình LCD trên đã bí mật tổ chức nhiều cuộc họp tại Đài Loan nhằm thỏa thuận giữ giá sản phẩm đắt khách này ở mức cao hòng trục lợi.
Sự việc này kéo dài từ năm 1999. Tổng chưởng lý bang New York, ông Eric Schneiderman, nhận định việc các "đại gia" điện tử liên kết "làm giá" đã tạo nên một sân chơi bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mà nạn nhân chính là người tiêu dùng khi họ phải một khoản tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực để được sở hữu những sản phẩm điện tử các hãng này.
Ba tập đoàn trên đã bị phạt 543,5 triệu USD trong một vụ kiện chống độc quyền. Ngoài ra, hai hãng trong số này sẽ phải nộp phạt 27,5 triệu USD cho các bang của Mỹ. Theo các quan chức tòa án, sau khi các vụ kiện được dàn xếp, người tiêu dùng tại 24 bang của Mỹ và thủ đô Washington sẽ được nhận khoản bồi thường lên tới 692 triệu USD. Có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về vụ việc này tại địa chỉ www.lcdclass.com .
Đây không phải lần đầu tiên các nhà sản xuất màn hình LCD nước ngoài bị khép tội thông đồng "làm giá" tại thị trường Mỹ.
Trước đó, năm 2011, bảy nhà sản xuất thiết bị, trong đó có cả Samsung, Sharp và Hitachi, đã phải nộp phạt hơn 500 triệu USD để bồi thường lại cho các khách hàng mua thiết bị có gắn màn hình LCD do các công ty này sản xuất.
Ngoài ra, các hãng này cũng phải bồi thường 388 triệu USD cho các công ty của Mỹ trực tiếp mua màn hình LCD từ họ./.
Phát biểu trước báo giới, Văn phòng Tổng chưởng lý bang New York, Mỹ - cơ quan tư pháp cấp bang - cho biết ba tập đoàn điện tử sản xuất màn hình LCD trên đã bí mật tổ chức nhiều cuộc họp tại Đài Loan nhằm thỏa thuận giữ giá sản phẩm đắt khách này ở mức cao hòng trục lợi.
Sự việc này kéo dài từ năm 1999. Tổng chưởng lý bang New York, ông Eric Schneiderman, nhận định việc các "đại gia" điện tử liên kết "làm giá" đã tạo nên một sân chơi bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mà nạn nhân chính là người tiêu dùng khi họ phải một khoản tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực để được sở hữu những sản phẩm điện tử các hãng này.
Ba tập đoàn trên đã bị phạt 543,5 triệu USD trong một vụ kiện chống độc quyền. Ngoài ra, hai hãng trong số này sẽ phải nộp phạt 27,5 triệu USD cho các bang của Mỹ. Theo các quan chức tòa án, sau khi các vụ kiện được dàn xếp, người tiêu dùng tại 24 bang của Mỹ và thủ đô Washington sẽ được nhận khoản bồi thường lên tới 692 triệu USD. Có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về vụ việc này tại địa chỉ www.lcdclass.com .
Đây không phải lần đầu tiên các nhà sản xuất màn hình LCD nước ngoài bị khép tội thông đồng "làm giá" tại thị trường Mỹ.
Trước đó, năm 2011, bảy nhà sản xuất thiết bị, trong đó có cả Samsung, Sharp và Hitachi, đã phải nộp phạt hơn 500 triệu USD để bồi thường lại cho các khách hàng mua thiết bị có gắn màn hình LCD do các công ty này sản xuất.
Ngoài ra, các hãng này cũng phải bồi thường 388 triệu USD cho các công ty của Mỹ trực tiếp mua màn hình LCD từ họ./.
(TTXVN)