Là ba con sông lớn chảy qua địa bàn thành phố Hải Phòng, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng trăm nghìn hecta đất canh tác và nước thô cho các nhà máy nước của thành phố, song nguồn nước của sông Đa Độ, sông Giá và sông Rế đều đang bị ô nhiễm.
Theo kết quả quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên-Môi trường Hải Phòng, trong tổng số 30 mẫu lấy tại sông Đa Độ chỉ có 47% mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt và có tới 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Trong ba con sông, sông Đa Độ được đánh giá đang ô nhiễm nặng nhất.
Hiện trên hệ thống sông Đa Độ có tới 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra, còn có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xả nước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông.
Theo ông Nguyễn Văn Chọn, Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ - đơn vị quản lý, khai thác sông, dòng sông đang bị biến dạng và chất lượng nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Do nhiều quy định chồng chéo nên việc quản lý, khai thác sông của các đơn vị bị hạn chế.
Cùng với đó, việc quy hoạch, vận hành của hàng chục cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh và khu dân cư chưa hoàn thiện đang trở thành nguồn gây ô nhiễm trực tiếp cho dòng sông, điển hình như 5 doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão), các nhà máy thép, hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnh viện đa khoa An Lão, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng, khu làng nghề thủ công Phù Lưu, nghĩa trang Tràng Minh (quận Kiến An)...
Cùng với sông Đa Độ, sông Rế và sông Giá cũng đang bị ô nhiễm. Cụ thể, trong tổng số 36 mẫu lấy tại sông Rế chỉ có 53% đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp và có tới 14% mẫu bị ô nhiễm nặng.
Đối với sông Giá có phần khả quan hơn khi trong tổng số mẫu nước lấy quan trắc có 72% mẫu sử dụng tốt cho mục đích nước sinh hoạt.
Các sông Giá, Rế, Đa Độ là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Tổng diện tích mặt nước của ba sông này khoảng hơn 9,8ha với trữ lượng nước khoảng 40 triệu m3.
Riêng sông Đa Độ có chiều dài gần 50km, chảy qua 5 quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nước ngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch của thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác.
Trong tương lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân thành phố, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngày đêm.
Để bảo vệ các dòng sông, theo kiến nghị của các ngành chức năng, thành phố cần sớm lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn, hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước, thực hiện cắm mốc chỉ giới nguồn nước sông, quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom xử lý chất thải, nước thải, giao thông thủy, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng…/.
Theo kết quả quan trắc mới nhất của Sở Tài nguyên-Môi trường Hải Phòng, trong tổng số 30 mẫu lấy tại sông Đa Độ chỉ có 47% mẫu đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt và có tới 10% mẫu bị ô nhiễm nặng. Trong ba con sông, sông Đa Độ được đánh giá đang ô nhiễm nặng nhất.
Hiện trên hệ thống sông Đa Độ có tới 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông. Ngoài ra, còn có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xả nước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông.
Theo ông Nguyễn Văn Chọn, Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ - đơn vị quản lý, khai thác sông, dòng sông đang bị biến dạng và chất lượng nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Do nhiều quy định chồng chéo nên việc quản lý, khai thác sông của các đơn vị bị hạn chế.
Cùng với đó, việc quy hoạch, vận hành của hàng chục cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh và khu dân cư chưa hoàn thiện đang trở thành nguồn gây ô nhiễm trực tiếp cho dòng sông, điển hình như 5 doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão), các nhà máy thép, hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnh viện đa khoa An Lão, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng, khu làng nghề thủ công Phù Lưu, nghĩa trang Tràng Minh (quận Kiến An)...
Cùng với sông Đa Độ, sông Rế và sông Giá cũng đang bị ô nhiễm. Cụ thể, trong tổng số 36 mẫu lấy tại sông Rế chỉ có 53% đạt chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt, nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp và có tới 14% mẫu bị ô nhiễm nặng.
Đối với sông Giá có phần khả quan hơn khi trong tổng số mẫu nước lấy quan trắc có 72% mẫu sử dụng tốt cho mục đích nước sinh hoạt.
Các sông Giá, Rế, Đa Độ là nguồn nước mặt chính cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Tổng diện tích mặt nước của ba sông này khoảng hơn 9,8ha với trữ lượng nước khoảng 40 triệu m3.
Riêng sông Đa Độ có chiều dài gần 50km, chảy qua 5 quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nước ngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch của thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000 m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác.
Trong tương lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân thành phố, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngày đêm.
Để bảo vệ các dòng sông, theo kiến nghị của các ngành chức năng, thành phố cần sớm lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn, hoàn chỉnh quy hoạch tài nguyên nước, thực hiện cắm mốc chỉ giới nguồn nước sông, quy hoạch đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật thu gom xử lý chất thải, nước thải, giao thông thủy, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng…/.
Hoàng Ngọc (TTXVN)