Sáng 23/4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) cùng Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký kết biên bản thỏa thuận ba bên về việc chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá theo Hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG.
Đại diện buổi ký kết biên bản thỏa thuận gồm có các ông Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG), ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF), ông Lê Hùng Dũng (Phó chủ tịch VFF).
Theo biên bản thỏa thuận được ký kết, AVG đồng ý thanh lý toàn bộ hợp đồng đã ký với VFF trên cơ sở cam kết của VPF về việc khai thác bản quyền truyền hình các giải đấu do VPF được ủy quyền tổ chức với giá trị tối thiểu 50 tỷ đồng/năm.
VPF có trách nhiệm làm việc với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC) để thực hiện việc phát hình rộng rãi phục vụ đông đảo người hâm mộ trên cơ sở tôn trọng những thỏa thuận của VPF với các đài này.
Theo bản thỏa thuận, VFF và VPF ghi nhận đóng góp của AVG trong thời gian qua đã giúp nâng giá trị thương quyền truyền hình của Bóng đá Việt Nam. VPF cam kết sẽ làm tốt nhất để xây dựng, nâng cao chất lượng các giải bóng đá do Công ty được ủy quyền tổ chức.
Với những thỏa thuận vừa được ký kết, VPF sẽ được VFF - AVG tạo điều kiện cho khai thác thương quyền truyền hình các giải đấu chuyên nghiệp kể từ vòng đấu 15 V-League và hạng Nhất diễn ra vào ngày 28/4 tới.
Tuy nhiên, trước khi chấp thuận chuyển giao hợp đồng truyền hình ký với VFF năm 2010, ngày 21/4, AVG đã gửi đến VPF công văn số 69/TTAV-CV nêu ra 3 điều khoản về việc khai thác bản quyền truyền hình bóng đá chuyên nghiệp sao cho có hiệu quả với nội dung:
Thứ nhất, do AVG chỉ là một bên trong Hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG mà theo Hợp đồng này việc chuyển nhượng Hợp đồng phải được sự chấp thuận của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Vì vậy, việc chuyển nhượng thương quyền từ AVG sang VPF nhất thiết phải được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đồng ý.
Thứ hai, do AVG đã có văn bản cam kết với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC) về việc chia sẻ 70% thương quyền truyền hình các giải bóng đá Việt Nam cho các đài này nên sau khi tiếp quản Hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG, VPF cần giữ nguyên cam kết này. Các nội dung cụ thể sẽ do VPF và các đài này tự thỏa thuận với nhau.
Thứ ba, do VPF đã đảm bảo với AVG là mỗi năm VPF sẽ đem lại cho bóng đá Việt Nam tối thiểu 50 tỷ đồng nên VPF cần thực hiện cam kết này bằng văn bản với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và AVG, vì sự phát triển chung của Bóng đá Việt Nam.
Khi VPF đã đáp ứng các điều kiện trên, AVG sẽ không yêu cầu VPF bồi hoàn các khoản lỗ của AVG trong thời gian qua khi khai thác thương quyền truyền hình các giải bóng đá Việt Nam. Hơn thế nữa, AVG sẽ hỗ trợ VPF và VFF bằng cách sẽ là 1 thành viên giám sát việc thực hiện Hợp đồng sau đây giữa VFF và VPF./.
Đại diện buổi ký kết biên bản thỏa thuận gồm có các ông Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG), ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF), ông Lê Hùng Dũng (Phó chủ tịch VFF).
Theo biên bản thỏa thuận được ký kết, AVG đồng ý thanh lý toàn bộ hợp đồng đã ký với VFF trên cơ sở cam kết của VPF về việc khai thác bản quyền truyền hình các giải đấu do VPF được ủy quyền tổ chức với giá trị tối thiểu 50 tỷ đồng/năm.
VPF có trách nhiệm làm việc với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC) để thực hiện việc phát hình rộng rãi phục vụ đông đảo người hâm mộ trên cơ sở tôn trọng những thỏa thuận của VPF với các đài này.
Theo bản thỏa thuận, VFF và VPF ghi nhận đóng góp của AVG trong thời gian qua đã giúp nâng giá trị thương quyền truyền hình của Bóng đá Việt Nam. VPF cam kết sẽ làm tốt nhất để xây dựng, nâng cao chất lượng các giải bóng đá do Công ty được ủy quyền tổ chức.
Với những thỏa thuận vừa được ký kết, VPF sẽ được VFF - AVG tạo điều kiện cho khai thác thương quyền truyền hình các giải đấu chuyên nghiệp kể từ vòng đấu 15 V-League và hạng Nhất diễn ra vào ngày 28/4 tới.
Tuy nhiên, trước khi chấp thuận chuyển giao hợp đồng truyền hình ký với VFF năm 2010, ngày 21/4, AVG đã gửi đến VPF công văn số 69/TTAV-CV nêu ra 3 điều khoản về việc khai thác bản quyền truyền hình bóng đá chuyên nghiệp sao cho có hiệu quả với nội dung:
Thứ nhất, do AVG chỉ là một bên trong Hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG mà theo Hợp đồng này việc chuyển nhượng Hợp đồng phải được sự chấp thuận của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Vì vậy, việc chuyển nhượng thương quyền từ AVG sang VPF nhất thiết phải được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đồng ý.
Thứ hai, do AVG đã có văn bản cam kết với Đài truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình kỹ thuật số (VTC) về việc chia sẻ 70% thương quyền truyền hình các giải bóng đá Việt Nam cho các đài này nên sau khi tiếp quản Hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG, VPF cần giữ nguyên cam kết này. Các nội dung cụ thể sẽ do VPF và các đài này tự thỏa thuận với nhau.
Thứ ba, do VPF đã đảm bảo với AVG là mỗi năm VPF sẽ đem lại cho bóng đá Việt Nam tối thiểu 50 tỷ đồng nên VPF cần thực hiện cam kết này bằng văn bản với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và AVG, vì sự phát triển chung của Bóng đá Việt Nam.
Khi VPF đã đáp ứng các điều kiện trên, AVG sẽ không yêu cầu VPF bồi hoàn các khoản lỗ của AVG trong thời gian qua khi khai thác thương quyền truyền hình các giải bóng đá Việt Nam. Hơn thế nữa, AVG sẽ hỗ trợ VPF và VFF bằng cách sẽ là 1 thành viên giám sát việc thực hiện Hợp đồng sau đây giữa VFF và VPF./.
Lâm Anh (Vietnam+)