Ngày 17/6, Bộ trưởng Môi trường Australia Tony Burke cho biết chính phủ nước này đã triển khai một hệ thống giám sát, trong đó khuyến khích các quân nhân tình nguyện tham gia công tác bảo tồn rạn san hô nổi tiếng Đại Bảo Tiều (Great Barrier Reef) của nước này.
Ông Burke cho biết hệ thống liên kết này bao gồm một ứng dụng công nghệ di động miễn phí cho phép người dùng có thể quan sát trực tiếp các loài hải sinh tại các rạn san hô, từ đó góp phần nâng cao khả năng bảo tồn lâu dài các loài sinh vật sinh sống tại đây.
Hệ thống giám sát nói trên được phát triển bởi Trung tâm bảo tồn sinh vật biển Đại Bảo Tiều phối hợp với các cơ quan chính phủ, các nhà khoa học, các cơ quan du lịch, các khu bảo tồn sinh vật biển và những người đang khai thác, sử dụng rạn san hô.
Hệ thống này cũng sẽ giúp gắn kết các hệ thống giám sát, đánh giá đã được đưa vào sử dụng trước đó và một hệ thống mới nhằm thu thập các thông tin quan trọng về tình trạng của các dải san hô, các loài sinh vật biển và những vấn đề liên quan.
Tất cả số liệu thu thập được qua các chương trình này sẽ được tổng hợp tại một hệ thống quản lý và lưu trữ thông tin độc lập, có thể cập nhật thường xuyên các dữ liệu về tình trạng của các rạn san hô và sự phân bổ các loài sinh vật nằm trong danh mục bảo vệ.
Hệ thống này cũng cho phép lưu lại những hình ảnh tại một thời điểm nhất định và so sánh với các dữ liệu trước đó để đưa ra các cảnh báo sớm về những tác động tiêu cực đối với rạn san hô, chẳng hạn như việc gia tăng số lượng của loài sao biển gai.
Đại Bảo Tiều được xem là một trong những di sản thiên nhiên mang tính biểu tượng của đất nước Australia và thu hút được sự quan tâm của chính phủ nước này trong công tác bảo tồn và phát triển.
Tuy nhiên, một báo cáo của tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), công bố hồi đầu tháng này, đã nhấn mạnh rằng các rạn san hô tại Australia có thể bị liệt vào danh sách những di sản thiên nhiên thế giới của Liên hợp quốc đang bên bờ vực nguy hiểm nếu chính phủ nước này không kịp thời bổ sung các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ trước thời điểm tháng 2/2014.
Báo cáo của UNESCO cũng đề nghị Australia chấm dứt việc xây dựng các cảng biển gần các rạn san hô và đưa ra một bản đánh giá tổng thể về thực trạng của các khu vực này, đồng thời khuyến cáo chính phủ nước này cần có những tiến triển nhất định trước khi cơ quan này hoàn thành bản báo cáo./.
Ông Burke cho biết hệ thống liên kết này bao gồm một ứng dụng công nghệ di động miễn phí cho phép người dùng có thể quan sát trực tiếp các loài hải sinh tại các rạn san hô, từ đó góp phần nâng cao khả năng bảo tồn lâu dài các loài sinh vật sinh sống tại đây.
Hệ thống giám sát nói trên được phát triển bởi Trung tâm bảo tồn sinh vật biển Đại Bảo Tiều phối hợp với các cơ quan chính phủ, các nhà khoa học, các cơ quan du lịch, các khu bảo tồn sinh vật biển và những người đang khai thác, sử dụng rạn san hô.
Hệ thống này cũng sẽ giúp gắn kết các hệ thống giám sát, đánh giá đã được đưa vào sử dụng trước đó và một hệ thống mới nhằm thu thập các thông tin quan trọng về tình trạng của các dải san hô, các loài sinh vật biển và những vấn đề liên quan.
Tất cả số liệu thu thập được qua các chương trình này sẽ được tổng hợp tại một hệ thống quản lý và lưu trữ thông tin độc lập, có thể cập nhật thường xuyên các dữ liệu về tình trạng của các rạn san hô và sự phân bổ các loài sinh vật nằm trong danh mục bảo vệ.
Hệ thống này cũng cho phép lưu lại những hình ảnh tại một thời điểm nhất định và so sánh với các dữ liệu trước đó để đưa ra các cảnh báo sớm về những tác động tiêu cực đối với rạn san hô, chẳng hạn như việc gia tăng số lượng của loài sao biển gai.
Đại Bảo Tiều được xem là một trong những di sản thiên nhiên mang tính biểu tượng của đất nước Australia và thu hút được sự quan tâm của chính phủ nước này trong công tác bảo tồn và phát triển.
Tuy nhiên, một báo cáo của tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), công bố hồi đầu tháng này, đã nhấn mạnh rằng các rạn san hô tại Australia có thể bị liệt vào danh sách những di sản thiên nhiên thế giới của Liên hợp quốc đang bên bờ vực nguy hiểm nếu chính phủ nước này không kịp thời bổ sung các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ trước thời điểm tháng 2/2014.
Báo cáo của UNESCO cũng đề nghị Australia chấm dứt việc xây dựng các cảng biển gần các rạn san hô và đưa ra một bản đánh giá tổng thể về thực trạng của các khu vực này, đồng thời khuyến cáo chính phủ nước này cần có những tiến triển nhất định trước khi cơ quan này hoàn thành bản báo cáo./.
(TTXVN)