Bộ trưởng Khoa học bang Queensland (Australia) Ros Bates cho biết các nhà khoa học nước này đang thực hiện một nghiên cứu mang tính đột phá về nọc độc của nhện nhằm phục vụ cho việc chữa trị căn bệnh ung thư vú.
Phát biểu tại một diễn đàn cuối tuần qua, bà Bates nêu rõ các nhà khoa học tại Đại học James Cook ở Cairns, Bắc Queensland sẽ xác định xem liệu nọc độc của những con nhện Funnel Web và nhện lớn lông lá (Tarantulas) có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư thông qua nghiên cứu hay không.
Bà Bates khẳng định công trình này ủng hộ những nghiên cứu quốc tế trước đó cho rằng một số độc tố trong nọc độc của nhện có thể tạo ra những phân tử tự nhiên mới tiêu diệt tế bào ung thư vú.
Trong một tuyên bố, bà Bates nói: "Với hơn 40.000 loài nhện, ước tính có hơn 4 triệu độc tố khác nhau trong nọc độc nhện. Nay những độc tố này sẽ được thử nghiệm, nghiên cứu để xác định tiềm năng chữa trị ung thư ở người."
Bà khẳng định công trình do các nhà nghiên cứu tại Đại học James Cook nêu trên đã củng cố vị thế dẫn đầu của Queensland về khoa học trên thế giới./.
Phát biểu tại một diễn đàn cuối tuần qua, bà Bates nêu rõ các nhà khoa học tại Đại học James Cook ở Cairns, Bắc Queensland sẽ xác định xem liệu nọc độc của những con nhện Funnel Web và nhện lớn lông lá (Tarantulas) có thể tiêu diệt được các tế bào ung thư thông qua nghiên cứu hay không.
Bà Bates khẳng định công trình này ủng hộ những nghiên cứu quốc tế trước đó cho rằng một số độc tố trong nọc độc của nhện có thể tạo ra những phân tử tự nhiên mới tiêu diệt tế bào ung thư vú.
Trong một tuyên bố, bà Bates nói: "Với hơn 40.000 loài nhện, ước tính có hơn 4 triệu độc tố khác nhau trong nọc độc nhện. Nay những độc tố này sẽ được thử nghiệm, nghiên cứu để xác định tiềm năng chữa trị ung thư ở người."
Bà khẳng định công trình do các nhà nghiên cứu tại Đại học James Cook nêu trên đã củng cố vị thế dẫn đầu của Queensland về khoa học trên thế giới./.
Huy Lê (Vietnam+)