Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố kết quả nghiên cứu về tình hình tiết kiệm của người dân các nước thành viên, theo đó Australia xếp hạng 9/10 nước tiết kiệm nhất.
Tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất được tính toán dựa trên số liệu về mức tiết kiệm sau khi so sánh với mức thuế, tỷ lệ thất nghiệp và mức "thu nhập khả dụng" cùng với tình hình nợ, thâm hụt ngân sách của mỗi nước.
Thu nhập khả dụng là thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi bắt buộc như thuế, nợ ngân hàng, học phí, tiền điện, xăng dầu...
Theo cuộc khảo sát, thuế là yếu tố lớn ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của các quốc gia. Như trường hợp của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mức thuế thuộc hàng thấp nhất trong các nước OECD (dưới 20%), do đó cư dân của hai nước này có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất.
Tuy nhiên, tình hình không hẳn lúc nào cũng như vậy và Bỉ là một ví dụ điển hình với mức thuế cao nhất trong các nước OECD, nhưng cư dân nước này vẫn tiết kiệm nhiều hơn những nước khác.
Một yếu tố khác khiến cho tỷ lệ tiết kiệm của mỗi quốc gia khác nhau là sinh hoạt phí cố định. Người Mỹ chỉ phải chi gần 4 USD cho một gallon gas, Trong khi đó ở các nước khác, con số này là gấp đôi.
Công dân tại những nước có giá năng lượng cao sẽ tiết kiệm được ít tiền hơn.
Australia đứng thứ 9 trong nhóm 10 nước tiết kiệm nhất của OECD với các chỉ số: Tỷ lệ tiết kiệm 9,3%, tỷ lệ thất nghiệp 5,2%, thu nhập khả dụng 27.039 USD/năm, tỷ lệ nợ trong GDP 25,3%, tỷ lệ các loại thuế thu nhập 22%.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Australia là một trong những nước ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giàu lên nhờ giá hàng hóa và năng lượng tăng cao.
Australia có tỷ lệ thấp nghiệp thấp và thu nhập của các hộ gia đình tương đối cao. Chính phủ Australia không đánh thuế an sinh xã hội và trung bình người dân chỉ phải dành 22% thu nhập để nộp thuế.
Thời gian làm việc của người Australia dài hơn hầu hết các nước khác trong OECD và họ cũng dành ít thời gian cho nhu cầu cá nhân và vui chơi giải trí.
Với các yếu tố này, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Australia trong nằm 2010 là 9,3% tổng thu nhập.
Đứng đầu danh sách là Ireland với tỷ lệ tiết kiệm là 19,8%, tiếp đó là Pháp (16%), Tây Ban Nha (13,1%), Bỉ (12,2%), Đức (11,4%), Thuỵ Điển (10,8%), Thuỵ Sĩ (10,1%), Bồ Đào Nha (9,8%), Australia (9,3%) và Áo (9,1%)./.
Tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất được tính toán dựa trên số liệu về mức tiết kiệm sau khi so sánh với mức thuế, tỷ lệ thất nghiệp và mức "thu nhập khả dụng" cùng với tình hình nợ, thâm hụt ngân sách của mỗi nước.
Thu nhập khả dụng là thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi bắt buộc như thuế, nợ ngân hàng, học phí, tiền điện, xăng dầu...
Theo cuộc khảo sát, thuế là yếu tố lớn ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của các quốc gia. Như trường hợp của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mức thuế thuộc hàng thấp nhất trong các nước OECD (dưới 20%), do đó cư dân của hai nước này có tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất.
Tuy nhiên, tình hình không hẳn lúc nào cũng như vậy và Bỉ là một ví dụ điển hình với mức thuế cao nhất trong các nước OECD, nhưng cư dân nước này vẫn tiết kiệm nhiều hơn những nước khác.
Một yếu tố khác khiến cho tỷ lệ tiết kiệm của mỗi quốc gia khác nhau là sinh hoạt phí cố định. Người Mỹ chỉ phải chi gần 4 USD cho một gallon gas, Trong khi đó ở các nước khác, con số này là gấp đôi.
Công dân tại những nước có giá năng lượng cao sẽ tiết kiệm được ít tiền hơn.
Australia đứng thứ 9 trong nhóm 10 nước tiết kiệm nhất của OECD với các chỉ số: Tỷ lệ tiết kiệm 9,3%, tỷ lệ thất nghiệp 5,2%, thu nhập khả dụng 27.039 USD/năm, tỷ lệ nợ trong GDP 25,3%, tỷ lệ các loại thuế thu nhập 22%.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Australia là một trong những nước ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giàu lên nhờ giá hàng hóa và năng lượng tăng cao.
Australia có tỷ lệ thấp nghiệp thấp và thu nhập của các hộ gia đình tương đối cao. Chính phủ Australia không đánh thuế an sinh xã hội và trung bình người dân chỉ phải dành 22% thu nhập để nộp thuế.
Thời gian làm việc của người Australia dài hơn hầu hết các nước khác trong OECD và họ cũng dành ít thời gian cho nhu cầu cá nhân và vui chơi giải trí.
Với các yếu tố này, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Australia trong nằm 2010 là 9,3% tổng thu nhập.
Đứng đầu danh sách là Ireland với tỷ lệ tiết kiệm là 19,8%, tiếp đó là Pháp (16%), Tây Ban Nha (13,1%), Bỉ (12,2%), Đức (11,4%), Thuỵ Điển (10,8%), Thuỵ Sĩ (10,1%), Bồ Đào Nha (9,8%), Australia (9,3%) và Áo (9,1%)./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)