Giải đua ngựa Melbourne Cup là một trong những nét văn hóa truyền thống của thành phố Melbourne nói riêng, bang Victoria của Australia nói chung và chính quyền tiểu bang này đang muốn nhấn mạnh đặc điểm trên qua hình tượng chú ngựa đua huyền thoại Phar Lap.
Đây là chú ngựa nổi tiếng nhất trong lịch sử Melbourne Cup và là niềm tự hào của giới nuôi ngựa Australia.
Phar Lap trong tiếng Thái Lan có nghĩa là "Tia chớp" và điều đó cũng đúng với tốc độ của chú ngựa này trên đường đua. Phar Lap đã thắng tổng cộng 37 trong số 51 giải đua mà nó tham dự và người dân Australia hết sức hâm mộ chú ngựa này.
Các tài liệu ghi lại cho biết Phar Lap qua đời vào năm 1932 và từng có tin đồn rằng chú ngựa nổi tiếng này đã bị đầu độc.
Những phần cơ thể của nó được trưng bày tại ba viện bảo tàng khác nhau: bộ da của Phar Lap được bảo quản tại Melbourne, trái tim để tại thủ đô Canberra và bộ xương lưu giữ ở New Zealand.
Hiện chính quyền bang Victoria muốn quy cả ba về một mối để trưng bày tại Viện bảo tàng Melbourne.
Theo tính toán của chính quyền tiểu bang Victoria thì việc "hồi hương" bộ xương của Phar Lap từ New Zealand và trái tim từ Canberra sẽ hoàn tất vào đúng dịp khai mạc ngày hội Melbourne Cup lần thứ 150 vào tháng 11 tới.
Bộ trưởng phụ trách đua ngựa của bang Victoria Rob Hull đã viết thư cho Viện bảo tàng New Zealand và Viện bảo tàng quốc gia Australia tại Canberra để "mượn" lại bộ xương và trái tim.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ý không tán đồng với quyết định trên. Tay đua ngựa nổi tiếng Bart Cummings, người đã 12 lần đoạt chức quán quân giải Melbourne Cup, cho rằng việc đó là không cần thiết, ngựa Phar Lap ở đâu thì cứ để yên đó.
Theo ông, hiện người ta đang xây dựng tượng ngựa Phar Lap tại Tamaru, New Zealand, nơi chú ngựa huyền thoại này chào đời, và đó là việc làm thích hợp.
Trong khi đó thì Viện bảo tàng New Zealand tỏ ý ủng hộ sáng kiến của chính quyền bang Victoria.
Jane Jeig, Giám đốc truyền thông của bảo tàng này cho biết vấn đề duy nhất mà họ quan tâm là điều kiện bảo quản bộ xương ngựa. Chính quyền bang Victoria phải trình bày kế hoạch bảo quản bộ xương ngựa một cách rõ ràng thì mới quyết định cho mượn.
Ngay cả Viện bảo tàng quốc gia Australia cũng tỏ ý quan ngại về việc này. Quan chức của bảo tàng Eric Archer cho biết họ rất muốn xương, da và tim của Phar Lap được "đoàn tụ", nhưng trái tim cần được bảo quản đặc biệt.
Theo ông, những chấn động nhẹ khi di chuyển có thể làm hư hại trái tim này. Năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Australia đã từ chối thỉnh cầu tương tự của Viện bảo tàng New Zealand và nay thì sẽ không có hy vọng cho một giải pháp khác hơn.
Tuy nhiên, ông Rob Hull vẫn tràn trề hy vọng và nhấn mạnh cái tên Phar Lap gần như đã trở thành đồng nghĩa với Melbourne Cup, là sự kiện giải trí thành công nhất của Australia.
Theo truyền thống, giải đua ngựa Melbourne Cup diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm.
Giải đua Melbourne Cup được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1861. Chú ngựa mang tên Archer là nhà vô địch đầu tiên và người ta kể rằng chú ngựa này đã phải vượt qua quãng đường hơn 800km từ thị trấn Nowra, bang New South Wales để tới trường đua.
Tuy nhiên, chú ngựa đua nổi tiếng nhất Melbourne Cup chính là Phar Lap.
Một cô ngựa nữa rất nổi tiếng là Makybe Diva, con ngựa duy nhất giành ba giải vô địch Melbourne Cup vào các năm 2003, 2004 và 2005. Một bức tượng bằng đồng của Diva được tạc tại quê hương chủ nhân của nó là thị trấn Port Lincoln, bang Nam Australia.
Nếu giải thưởng của Melbourne Cup tổ chức lần đầu tiên chỉ vẻn vẹn là một chiếc đồng hồ bằng vàng và vài trăm bảng Anh, thì giờ đây đua ngựa đã trở thành một ngành kinh doanh lớn tại Australia.
Cùng với chiếc cúp vàng, giải nhất của Melbourne Cup hiện vào khoảng 5 triệu AUD. Ngoài ra, con của những chú ngựa giành chiến thắng sẽ cực kỳ có giá trị và được bán với giá rất cao./.
Đây là chú ngựa nổi tiếng nhất trong lịch sử Melbourne Cup và là niềm tự hào của giới nuôi ngựa Australia.
Phar Lap trong tiếng Thái Lan có nghĩa là "Tia chớp" và điều đó cũng đúng với tốc độ của chú ngựa này trên đường đua. Phar Lap đã thắng tổng cộng 37 trong số 51 giải đua mà nó tham dự và người dân Australia hết sức hâm mộ chú ngựa này.
Các tài liệu ghi lại cho biết Phar Lap qua đời vào năm 1932 và từng có tin đồn rằng chú ngựa nổi tiếng này đã bị đầu độc.
Những phần cơ thể của nó được trưng bày tại ba viện bảo tàng khác nhau: bộ da của Phar Lap được bảo quản tại Melbourne, trái tim để tại thủ đô Canberra và bộ xương lưu giữ ở New Zealand.
Hiện chính quyền bang Victoria muốn quy cả ba về một mối để trưng bày tại Viện bảo tàng Melbourne.
Theo tính toán của chính quyền tiểu bang Victoria thì việc "hồi hương" bộ xương của Phar Lap từ New Zealand và trái tim từ Canberra sẽ hoàn tất vào đúng dịp khai mạc ngày hội Melbourne Cup lần thứ 150 vào tháng 11 tới.
Bộ trưởng phụ trách đua ngựa của bang Victoria Rob Hull đã viết thư cho Viện bảo tàng New Zealand và Viện bảo tàng quốc gia Australia tại Canberra để "mượn" lại bộ xương và trái tim.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ý không tán đồng với quyết định trên. Tay đua ngựa nổi tiếng Bart Cummings, người đã 12 lần đoạt chức quán quân giải Melbourne Cup, cho rằng việc đó là không cần thiết, ngựa Phar Lap ở đâu thì cứ để yên đó.
Theo ông, hiện người ta đang xây dựng tượng ngựa Phar Lap tại Tamaru, New Zealand, nơi chú ngựa huyền thoại này chào đời, và đó là việc làm thích hợp.
Trong khi đó thì Viện bảo tàng New Zealand tỏ ý ủng hộ sáng kiến của chính quyền bang Victoria.
Jane Jeig, Giám đốc truyền thông của bảo tàng này cho biết vấn đề duy nhất mà họ quan tâm là điều kiện bảo quản bộ xương ngựa. Chính quyền bang Victoria phải trình bày kế hoạch bảo quản bộ xương ngựa một cách rõ ràng thì mới quyết định cho mượn.
Ngay cả Viện bảo tàng quốc gia Australia cũng tỏ ý quan ngại về việc này. Quan chức của bảo tàng Eric Archer cho biết họ rất muốn xương, da và tim của Phar Lap được "đoàn tụ", nhưng trái tim cần được bảo quản đặc biệt.
Theo ông, những chấn động nhẹ khi di chuyển có thể làm hư hại trái tim này. Năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Australia đã từ chối thỉnh cầu tương tự của Viện bảo tàng New Zealand và nay thì sẽ không có hy vọng cho một giải pháp khác hơn.
Tuy nhiên, ông Rob Hull vẫn tràn trề hy vọng và nhấn mạnh cái tên Phar Lap gần như đã trở thành đồng nghĩa với Melbourne Cup, là sự kiện giải trí thành công nhất của Australia.
Theo truyền thống, giải đua ngựa Melbourne Cup diễn ra vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng 11 hàng năm.
Giải đua Melbourne Cup được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1861. Chú ngựa mang tên Archer là nhà vô địch đầu tiên và người ta kể rằng chú ngựa này đã phải vượt qua quãng đường hơn 800km từ thị trấn Nowra, bang New South Wales để tới trường đua.
Tuy nhiên, chú ngựa đua nổi tiếng nhất Melbourne Cup chính là Phar Lap.
Một cô ngựa nữa rất nổi tiếng là Makybe Diva, con ngựa duy nhất giành ba giải vô địch Melbourne Cup vào các năm 2003, 2004 và 2005. Một bức tượng bằng đồng của Diva được tạc tại quê hương chủ nhân của nó là thị trấn Port Lincoln, bang Nam Australia.
Nếu giải thưởng của Melbourne Cup tổ chức lần đầu tiên chỉ vẻn vẹn là một chiếc đồng hồ bằng vàng và vài trăm bảng Anh, thì giờ đây đua ngựa đã trở thành một ngành kinh doanh lớn tại Australia.
Cùng với chiếc cúp vàng, giải nhất của Melbourne Cup hiện vào khoảng 5 triệu AUD. Ngoài ra, con của những chú ngựa giành chiến thắng sẽ cực kỳ có giá trị và được bán với giá rất cao./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)