Ngày 23/7, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo sơ kết Dự án "Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam-Australia" với sự tham gia của các giáo sư, bác sỹ chuyên ngành mắt trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia đã hưởng ứng cam kết với Sáng kiến Thị giác 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới; đặc biệt chuyên ngành mắt đã và đang tích cực thực hiện các chương trình phòng chống mù lòa.
Để thực hiện được mục tiêu phòng chống mù lòa quốc gia, Bộ Y tế và Bệnh viện Mắt trung ương đã phối hợp với Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế Australia và nhiều tổ chức phi chính phủ khác để khảo sát và thiết kế dự án "Hỗ trợ chăm sóc Mắt Việt Nam-Australia" cách đây 2 năm. Bộ Y tế đã phê duyệt dự án này vào tháng 5/2011.
Dự án có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, thử nghiệm và giới thiệu các mô hình chăm sóc mắt tại tuyến huyện thích hợp giúp Bộ Y tế có thể xem xét, thẩm định và chỉ đạo việc áp dụng nhân rộng mô hình mới trong toàn quốc.
Sau 1 năm thực hiện, Hội thảo là dịp đánh giá lại các công việc đã thực hiện được và rút ra các bài học kinh nghiệm, đồng thời các đại biểu cũng sẽ thảo luận về các thách thức và đề ra các biện pháp hoàn thành dự án trong thời gian còn lại.
Dự án "Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam-Australia" được triển khai thí điểm tại 3 tỉnh: Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thanh Hóa (từ tháng 6/2011-6/2013) do Chính phủ Australia thông qua cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID) tài trợ.
Mục tiêu của dự án là xây dựng thử nghiệm một mô hình chăm sóc mắt ở tuyến huyện tại nhiều địa phương khác nhau, có điều kiện địa lý và kinh tế-xã hội khác nhau để tìm ra các mô hình thích hợp cho sự phát triển của khoa mắt tuyến huyện và các dịch vụ chăm sóc cần có tại tuyến huyện. Dự án này đã được Bệnh viện Mắt trung ương là đơn vị chủ quản, phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ và ngành mắt 3 tỉnh Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thanh Hóa thực hiện.
Sau 1 năm thực hiện, Dự án đã hỗ tỉnh có dự án phát triển kế hoạch phòng chống mù lòa và giúp các tỉnh lựa chọn nhiều dịch vụ chăm sóc mắt. Tại Quảng Nam, dự án đã giúp thiếp lập dịch vụ khúc xạ tại 4 huyện: Quế Sơn, Duy Xuyên, Hiệp Đức và Tiên Phước; mổ miễn phí cho 654 ca đục thủy tinh thể; tập huấn cho 10 cán bộ đang tiến hành thực hiện theo dõi chất lượng sau mổ; đào tạo 5 khúc xạ viên, 2 kỹ thuật viện mài lắp kính, 4 cán bộ quản lý khoa mắt tuyến huyện, 3 y tá mắt.
Tại Thanh Hóa, Dự án đã khám và điều tra tật khúc xạ cho 3.064 học sinh tại 8 trường; tư vấn cấp thuốc điều trị cho những bệnh nhân bị mù và có thị lực kém; khám mắt cho 333 trẻ em mồ côi nhằm phát hiện các bệnh về mắt và can thiệp xử lý kịp thời.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Dự án đã hỗ trợ thành lập được 3 trung tâm thị giác tại huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và Trung tâm Mắt Bà Rịa-Vũng Tàu; khám sàng lọc khúc xạ cho 26.000 học sinh, 8.000 người dân và cấp 700 đôi kính; trang bị 49 bộ dụng cụ khám mắt cơ bản cho tuyến xã; trang bị 2.300 bảng thị lực cho lớp học./.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia đã hưởng ứng cam kết với Sáng kiến Thị giác 2020 của Tổ chức Y tế Thế giới; đặc biệt chuyên ngành mắt đã và đang tích cực thực hiện các chương trình phòng chống mù lòa.
Để thực hiện được mục tiêu phòng chống mù lòa quốc gia, Bộ Y tế và Bệnh viện Mắt trung ương đã phối hợp với Cơ quan viện trợ phát triển quốc tế Australia và nhiều tổ chức phi chính phủ khác để khảo sát và thiết kế dự án "Hỗ trợ chăm sóc Mắt Việt Nam-Australia" cách đây 2 năm. Bộ Y tế đã phê duyệt dự án này vào tháng 5/2011.
Dự án có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, thử nghiệm và giới thiệu các mô hình chăm sóc mắt tại tuyến huyện thích hợp giúp Bộ Y tế có thể xem xét, thẩm định và chỉ đạo việc áp dụng nhân rộng mô hình mới trong toàn quốc.
Sau 1 năm thực hiện, Hội thảo là dịp đánh giá lại các công việc đã thực hiện được và rút ra các bài học kinh nghiệm, đồng thời các đại biểu cũng sẽ thảo luận về các thách thức và đề ra các biện pháp hoàn thành dự án trong thời gian còn lại.
Dự án "Hỗ trợ chăm sóc mắt Việt Nam-Australia" được triển khai thí điểm tại 3 tỉnh: Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thanh Hóa (từ tháng 6/2011-6/2013) do Chính phủ Australia thông qua cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAID) tài trợ.
Mục tiêu của dự án là xây dựng thử nghiệm một mô hình chăm sóc mắt ở tuyến huyện tại nhiều địa phương khác nhau, có điều kiện địa lý và kinh tế-xã hội khác nhau để tìm ra các mô hình thích hợp cho sự phát triển của khoa mắt tuyến huyện và các dịch vụ chăm sóc cần có tại tuyến huyện. Dự án này đã được Bệnh viện Mắt trung ương là đơn vị chủ quản, phối hợp cùng các tổ chức phi chính phủ và ngành mắt 3 tỉnh Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thanh Hóa thực hiện.
Sau 1 năm thực hiện, Dự án đã hỗ tỉnh có dự án phát triển kế hoạch phòng chống mù lòa và giúp các tỉnh lựa chọn nhiều dịch vụ chăm sóc mắt. Tại Quảng Nam, dự án đã giúp thiếp lập dịch vụ khúc xạ tại 4 huyện: Quế Sơn, Duy Xuyên, Hiệp Đức và Tiên Phước; mổ miễn phí cho 654 ca đục thủy tinh thể; tập huấn cho 10 cán bộ đang tiến hành thực hiện theo dõi chất lượng sau mổ; đào tạo 5 khúc xạ viên, 2 kỹ thuật viện mài lắp kính, 4 cán bộ quản lý khoa mắt tuyến huyện, 3 y tá mắt.
Tại Thanh Hóa, Dự án đã khám và điều tra tật khúc xạ cho 3.064 học sinh tại 8 trường; tư vấn cấp thuốc điều trị cho những bệnh nhân bị mù và có thị lực kém; khám mắt cho 333 trẻ em mồ côi nhằm phát hiện các bệnh về mắt và can thiệp xử lý kịp thời.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Dự án đã hỗ trợ thành lập được 3 trung tâm thị giác tại huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và Trung tâm Mắt Bà Rịa-Vũng Tàu; khám sàng lọc khúc xạ cho 26.000 học sinh, 8.000 người dân và cấp 700 đôi kính; trang bị 49 bộ dụng cụ khám mắt cơ bản cho tuyến xã; trang bị 2.300 bảng thị lực cho lớp học./.
Thu Phương (TTXVN)