Ngày 25/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cùng Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản Australia (SIAA) đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả chuyến công tác của Đoàn Australia chuẩn bị cho chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam trên các kênh truyền thông Australia.
Tại buổi họp, Ông Norman Grant, Chủ tịch SIAA đã đánh giá cao về chất lượng thủy sản Việt Nam.
Ông Norman Grant cho biết Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng bởi hàng năm nước này phải nhập khẩu 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Trong 10 năm tới, thị trường này có thể nhập khẩu thêm 1 triệu tấn thủy sản mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, những thông tin sai sự thực của giới truyền thông nước ngoài về tôm, cá Việt Nam không được nuôi trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh quá cao chính là rào cản mạnh mẽ nhất các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Australia.
Trong chương trình quảng bá, tuyên truyền về thủy sản Việt Nam, phái đoàn gồm đại diện SIAA và một số nhà báo của Australia đã có chuyến khảo sát và ghi hình nhằm công bố thông tin chính xác để người tiêu dùng có thể tin dùng sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Ông Norman Grant cho rằng những thông tin ghi nhận được sẽ rất hữu ích cho người tiêu dùng trong nước. Sau chuyến đi này, đoàn công tác sẽ thảo luận các chương trình phát sóng nhằm phát lại hình ảnh đã ghi về thủy sản Việt Nam và đưa lên Internet cũng như mạng truyền thông.
Sắp tới, các nhà báo độc lập từ Australia sẽ đến Việt Nam để đưa thông tin khách quan về thủy sản Việt Nam, từ đó xóa dần những thông tin sai lệch trước đây về chất lượng thủy sản Việt Nam.
Dự kiến, phía Australia sẽ mở chiến dịch quảng bá và tạo thương hiệu chung cho thủy sản Việt Nam cho thị trường của mình.
Theo Vasep, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này như mức thuế xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia hiện nay là 0%; chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch.
Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, Vasep khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và đặc biệt cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ vững và phát triển thị phẩm tại thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng này; tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra các cơ sở, hộ nuôi cung cấp nguyên liệu về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng quy định.
Hàng năm, Australia nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản/năm; trong đó, Việt Nam chiếm khoảng 1/4 kim ngạch nhập khẩu thủy sản cuả nước này.
Năm 2012 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt 182 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này. Còn với Việt Nam, hiện Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này năm 2012 tăng 11,69% so với năm trước với các mặt hàng chủ yếu gồm tôm (chiếm 60% ), cá tra (26,2%), nhuyễn thể (3,4%)./.
Tại buổi họp, Ông Norman Grant, Chủ tịch SIAA đã đánh giá cao về chất lượng thủy sản Việt Nam.
Ông Norman Grant cho biết Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản đầy tiềm năng bởi hàng năm nước này phải nhập khẩu 70% lượng thủy sản cho tiêu dùng nội địa. Trong 10 năm tới, thị trường này có thể nhập khẩu thêm 1 triệu tấn thủy sản mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, những thông tin sai sự thực của giới truyền thông nước ngoài về tôm, cá Việt Nam không được nuôi trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh quá cao chính là rào cản mạnh mẽ nhất các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Australia.
Trong chương trình quảng bá, tuyên truyền về thủy sản Việt Nam, phái đoàn gồm đại diện SIAA và một số nhà báo của Australia đã có chuyến khảo sát và ghi hình nhằm công bố thông tin chính xác để người tiêu dùng có thể tin dùng sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Ông Norman Grant cho rằng những thông tin ghi nhận được sẽ rất hữu ích cho người tiêu dùng trong nước. Sau chuyến đi này, đoàn công tác sẽ thảo luận các chương trình phát sóng nhằm phát lại hình ảnh đã ghi về thủy sản Việt Nam và đưa lên Internet cũng như mạng truyền thông.
Sắp tới, các nhà báo độc lập từ Australia sẽ đến Việt Nam để đưa thông tin khách quan về thủy sản Việt Nam, từ đó xóa dần những thông tin sai lệch trước đây về chất lượng thủy sản Việt Nam.
Dự kiến, phía Australia sẽ mở chiến dịch quảng bá và tạo thương hiệu chung cho thủy sản Việt Nam cho thị trường của mình.
Theo Vasep, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này như mức thuế xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia hiện nay là 0%; chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch.
Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường đòi hỏi khắt khe về chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và mẫu mã sản phẩm. Vì vậy, Vasep khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và đặc biệt cần chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ vững và phát triển thị phẩm tại thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng này; tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra các cơ sở, hộ nuôi cung cấp nguyên liệu về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng quy định.
Hàng năm, Australia nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản/năm; trong đó, Việt Nam chiếm khoảng 1/4 kim ngạch nhập khẩu thủy sản cuả nước này.
Năm 2012 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt 182 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này. Còn với Việt Nam, hiện Australia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này năm 2012 tăng 11,69% so với năm trước với các mặt hàng chủ yếu gồm tôm (chiếm 60% ), cá tra (26,2%), nhuyễn thể (3,4%)./.
Liên Phương (TTXVN)