Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Liên minh châu Phi (AU) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) thuộc Khối các nước Đông Phi đã quyết định thành lập nhóm điều tra xem xét các cáo buộc lẫn nhau giữa Sudan và Nam Sudan liên quan đến việc hỗ trợ lực lượng phiến quân.
Đây là sáng kiến mới nhất của lục địa Đen trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận dầu mỏ giữa hai quốc gia láng giềng này.
Ủy viên Hội đồng Hòa bình và An ninh của AU, ông Ramtane Lamamra cho biết nhóm điều tra trên được thành lập theo đề xuất của cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, người làm trung gian hòa giải chính giữa Sudan và Nam Sudan. Theo kế hoạch, công tác điều tra sẽ được tiến hành trong 6 tuần, kể từ ngày hôm nay (23/7).
Trong phản ứng mới nhất, Chủ tịch đương nhiệm của IGAD, Ngoại trưởng Ethiopia Tedros Adhanom hy vọng nhóm điều tra sẽ giúp giải quyết tranh cãi hiện nay giữa hai nước Sudan và Nam Sudan.
[Nam Sudan chuẩn bị ngừng khai thác dầu hoàn toàn]
Cũng trong ngày 22/7, các nước trong khu vực đã bắt đầu xác định đường tâm của vùng đệm phi quân sự nằm trên đường biên giới chưa được phân định giữa hai nước. Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Sudan và Nam Sudan chung sống hòa bình, thực thi các thỏa thuận đã ký năm 2012 tại Ethiopia, đồng thời bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc xung đột âm ỉ tại khu vực Darfur của Sudan cũng như tại Jonglei, bang rộng lớn nhất của Nam Sudan.
Tháng trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ra lệnh đóng cửa đường ống xuất khẩu dầu mỏ duy nhất của Nam Sudan đi qua lãnh thổ nước này trong 60 ngày với cáo buộc Juba tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng (SRF) đang hoạt động tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Dafour.
Mới đây, Khartum còn đưa ra thông báo sẽ đóng hẳn đường ống này từ ngày 7/8 tới đây, nếu như Juba không chấm dứt hỗ trợ các lực lượng phiến quân chống lại Khartoum. Tuy nhiên, Juba đã bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời khẳng định chính Sudan đang hỗ trợ quân nổi dậy chống lại Nam Sudan.
Theo các nhà phân tích, việc đóng cửa đường ống trên sẽ gây nhiều khó khăn cho Nam Sudan, quốc gia hiện phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và viện trợ nước ngoài. Ngoài ra, việc này cũng gây thiệt hại nặng cho các tập đoàn dầu mỏ quốc tế đang hoạt động tại Nam Sudan và chính bản thân Sudan.
Tuyến đường ống này được Khartoum và Juba nhất trí nối lại sau khi hai bên đạt được thỏa thuận hợp tác ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước cũng đã đạt được thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cùng với việc triển khai thực hiện 8 thỏa thuận quan trọng khác.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước lại đột ngột bùng phát do những cáo buộc lẫn nhau liên quan quan đến việc hỗ trợ lực lượng phiến quân của hai bên./.
Đây là sáng kiến mới nhất của lục địa Đen trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận dầu mỏ giữa hai quốc gia láng giềng này.
Ủy viên Hội đồng Hòa bình và An ninh của AU, ông Ramtane Lamamra cho biết nhóm điều tra trên được thành lập theo đề xuất của cựu Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki, người làm trung gian hòa giải chính giữa Sudan và Nam Sudan. Theo kế hoạch, công tác điều tra sẽ được tiến hành trong 6 tuần, kể từ ngày hôm nay (23/7).
Trong phản ứng mới nhất, Chủ tịch đương nhiệm của IGAD, Ngoại trưởng Ethiopia Tedros Adhanom hy vọng nhóm điều tra sẽ giúp giải quyết tranh cãi hiện nay giữa hai nước Sudan và Nam Sudan.
[Nam Sudan chuẩn bị ngừng khai thác dầu hoàn toàn]
Cũng trong ngày 22/7, các nước trong khu vực đã bắt đầu xác định đường tâm của vùng đệm phi quân sự nằm trên đường biên giới chưa được phân định giữa hai nước. Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Sudan và Nam Sudan chung sống hòa bình, thực thi các thỏa thuận đã ký năm 2012 tại Ethiopia, đồng thời bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về cuộc xung đột âm ỉ tại khu vực Darfur của Sudan cũng như tại Jonglei, bang rộng lớn nhất của Nam Sudan.
Tháng trước, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ra lệnh đóng cửa đường ống xuất khẩu dầu mỏ duy nhất của Nam Sudan đi qua lãnh thổ nước này trong 60 ngày với cáo buộc Juba tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng (SRF) đang hoạt động tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Dafour.
Mới đây, Khartum còn đưa ra thông báo sẽ đóng hẳn đường ống này từ ngày 7/8 tới đây, nếu như Juba không chấm dứt hỗ trợ các lực lượng phiến quân chống lại Khartoum. Tuy nhiên, Juba đã bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời khẳng định chính Sudan đang hỗ trợ quân nổi dậy chống lại Nam Sudan.
Theo các nhà phân tích, việc đóng cửa đường ống trên sẽ gây nhiều khó khăn cho Nam Sudan, quốc gia hiện phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và viện trợ nước ngoài. Ngoài ra, việc này cũng gây thiệt hại nặng cho các tập đoàn dầu mỏ quốc tế đang hoạt động tại Nam Sudan và chính bản thân Sudan.
Tuyến đường ống này được Khartoum và Juba nhất trí nối lại sau khi hai bên đạt được thỏa thuận hợp tác ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước cũng đã đạt được thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cùng với việc triển khai thực hiện 8 thỏa thuận quan trọng khác.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước lại đột ngột bùng phát do những cáo buộc lẫn nhau liên quan quan đến việc hỗ trợ lực lượng phiến quân của hai bên./.
(TTXVN)