Các nước châu Phi đã lên tiếng kêu gọi Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague, Hà Lan hoãn phiên toà xét xử hai nhà lãnh đạo Kenya và Tổng thống Sudan, đồng thời không khởi tố các nhà lãnh đạo đương chức của các quốc gia trong châu lục này.
Trong tuyên bố bế mạc hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Phi (AU) tại Ethiopia ngày 12/10, Thủ tướng Ethiopia kiêm Chủ tịch AU Hailemariam Desslegn cho biết hội nghị đã thông qua quyết định sẽ cùng nhau lên tiếng và truyền thông điệp chính trị mạnh mẽ tới ICC yêu cầu không truy tố các nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao chính phủ theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
Theo ông, việc ICC khởi tố các nguyên thủ quốc gia của Kenya và Sudan có thể cản trở các nỗ lực hoà bình và hoà giải tại các quốc gia này.
Ngoài ra, các nước châu Phi cũng quyết định thành lập một Nhóm liên lạc của Hội đồng hành pháp (CGEC) nhằm tiến hành tham vấn với Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBALHQ), đặc biệt là 5 thành viên thường trực, để giải quyết những mối lo ngại của AU trong mối quan hệ với ICC.
Hiện cả Tổng thống Kenya, Uhuru Kenyatta và Phó Tổng thống William Ruto đều đang bị ICC truy tố về các cáo buộc phạm tội chống lại loài người liên quan đến làn sóng bạo lực sắc tộc sau cuộc tổng tuyển cử hồi năm 2007, khiến ít nhất 1.100 người thiệt mạng.
[Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử Phó tổng thống Kenya]
Cả hai nhà lãnh đạo này đều bác bỏ cáo buộc của ICC. Phó Tổng thống Ruto đã tới Hà Lan để hầu tòa hồi tháng 9 vừa qua, còn Tổng thống Kenyatta dự kiến sẽ phải ra hầu toà vào ngày 12/11 tới. Nếu như ông Kenyatta không hầu tòa thì ICC có thể sẽ ra lệnh bắt giữ và đặt Kenya vào tình trạng cô lập ngoại giao.
Năm 2009, ICC cũng đã ban lệnh bắt giữ Tổng thống Sudan Omar al-Bashir về những cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại vùng Darfur.
Toà án này dựa vào sự hợp tác của các cơ quan chính phủ của các nước trong việc bàn giao các nghi phạm, nhưng ông Bashir đã không bị bắt ngay cả khi ông đi tới các nước đã phê chuẩn ICC.
ICC được thành lập vào năm 2002 nhằm xét xử tội diệt chúng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Cho tới nay, đã có 122 quốc gia phê chuẩn quy chế của tổ chức này, trong đó có 34 trong tổng số 54 quốc gia châu Phi./.
Trong tuyên bố bế mạc hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Phi (AU) tại Ethiopia ngày 12/10, Thủ tướng Ethiopia kiêm Chủ tịch AU Hailemariam Desslegn cho biết hội nghị đã thông qua quyết định sẽ cùng nhau lên tiếng và truyền thông điệp chính trị mạnh mẽ tới ICC yêu cầu không truy tố các nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp cao chính phủ theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế.
Theo ông, việc ICC khởi tố các nguyên thủ quốc gia của Kenya và Sudan có thể cản trở các nỗ lực hoà bình và hoà giải tại các quốc gia này.
Ngoài ra, các nước châu Phi cũng quyết định thành lập một Nhóm liên lạc của Hội đồng hành pháp (CGEC) nhằm tiến hành tham vấn với Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBALHQ), đặc biệt là 5 thành viên thường trực, để giải quyết những mối lo ngại của AU trong mối quan hệ với ICC.
Hiện cả Tổng thống Kenya, Uhuru Kenyatta và Phó Tổng thống William Ruto đều đang bị ICC truy tố về các cáo buộc phạm tội chống lại loài người liên quan đến làn sóng bạo lực sắc tộc sau cuộc tổng tuyển cử hồi năm 2007, khiến ít nhất 1.100 người thiệt mạng.
[Tòa án Hình sự Quốc tế xét xử Phó tổng thống Kenya]
Cả hai nhà lãnh đạo này đều bác bỏ cáo buộc của ICC. Phó Tổng thống Ruto đã tới Hà Lan để hầu tòa hồi tháng 9 vừa qua, còn Tổng thống Kenyatta dự kiến sẽ phải ra hầu toà vào ngày 12/11 tới. Nếu như ông Kenyatta không hầu tòa thì ICC có thể sẽ ra lệnh bắt giữ và đặt Kenya vào tình trạng cô lập ngoại giao.
Năm 2009, ICC cũng đã ban lệnh bắt giữ Tổng thống Sudan Omar al-Bashir về những cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại vùng Darfur.
Toà án này dựa vào sự hợp tác của các cơ quan chính phủ của các nước trong việc bàn giao các nghi phạm, nhưng ông Bashir đã không bị bắt ngay cả khi ông đi tới các nước đã phê chuẩn ICC.
ICC được thành lập vào năm 2002 nhằm xét xử tội diệt chúng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Cho tới nay, đã có 122 quốc gia phê chuẩn quy chế của tổ chức này, trong đó có 34 trong tổng số 54 quốc gia châu Phi./.
(TTXVN)