Trong một buổi phỏng vấn với nhật báo Bild (Đức) ngày 6/12, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras tuyên bố nước này không cần tới một kế hoạch giảm nợ mới.
Theo ông Samaras, Athens đang nỗ lực đẩy lui suy thoái và cải cách kinh tế để gia tăng nguồn thu nhằm trả "cả gốc lẫn lãi" của các khoản nợ.
Trước đó, ngày 5/12, hãng Standard & Poor's đã đánh tụt thứ bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ mức "không đáng đầu tư" xuống "sắp vỡ nợ", sau khi quốc gia này khởi động một đợt mua lại nợ với mức chiết khấu lớn.
Ông Samara cho biết trốn thuế đang là vấn đề mang tính cấu trúc nghiêm trọng nhất tại "xứ sở các vị thần" và chính phủ Hy Lạp đang nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Athens đang lên kế hoạch tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp và những người có thu nhập trung bình.
Theo đó, Bộ Tài chính Hy Lạp dự kiến tăng mức thuế đánh với lợi nhuận của doanh nghiệp từ 20% lên 26% và áp dụng mức thuế 40% đánh vào những đối tượng có thu nhập trên 40.000 euro/năm.
Hiện nay, mức thuế 40% đang được áp dụng cho những người có thu nhập trên 60.000 euro/năm và mức thuế 45% đối với những người có thu nhập trên 100.000 euro/năm.
Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu Hy Lạp tiến hành cải cách hệ thống thuế một cách toàn diện, trước khi giải ngân khoản cứu trợ trị giá 9 tỷ euro (11,7 tỷ USD) cho nước này.
Song, đến nay Athens vẫn chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, báo cáo công bố ngày 6/12 của Cơ quan Thống kê Hy Lạp, cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đã tăng lên mức kỷ lục mới (26%) trong tháng 9/2012, với gần 1,3 triệu người không có việc làm, chiếm tới hơn 1/4 lực lượng lao động của quốc gia 10 triệu dân này.
Một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thất nghiệp tại "xứ sở thần thoại" gia tăng là do chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy các gói cứu trợ từ những định chế tài chính quốc tế.
Đầu tuần này, Ngân hàng Hy Lạp dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm hơn 6% trong năm nay và giảm khoảng 4-4,5% trong năm 2013.
GSEE, liên đoàn lao động lớn nhất Hy Lạp, dự báo tỉ lệ thất nghiệp của nước này có thể lên tới mức kỷ lục mới 29% vào năm 2013./.
Theo ông Samaras, Athens đang nỗ lực đẩy lui suy thoái và cải cách kinh tế để gia tăng nguồn thu nhằm trả "cả gốc lẫn lãi" của các khoản nợ.
Trước đó, ngày 5/12, hãng Standard & Poor's đã đánh tụt thứ bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ mức "không đáng đầu tư" xuống "sắp vỡ nợ", sau khi quốc gia này khởi động một đợt mua lại nợ với mức chiết khấu lớn.
Ông Samara cho biết trốn thuế đang là vấn đề mang tính cấu trúc nghiêm trọng nhất tại "xứ sở các vị thần" và chính phủ Hy Lạp đang nỗ lực giải quyết vấn đề này.
Athens đang lên kế hoạch tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp và những người có thu nhập trung bình.
Theo đó, Bộ Tài chính Hy Lạp dự kiến tăng mức thuế đánh với lợi nhuận của doanh nghiệp từ 20% lên 26% và áp dụng mức thuế 40% đánh vào những đối tượng có thu nhập trên 40.000 euro/năm.
Hiện nay, mức thuế 40% đang được áp dụng cho những người có thu nhập trên 60.000 euro/năm và mức thuế 45% đối với những người có thu nhập trên 100.000 euro/năm.
Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu Hy Lạp tiến hành cải cách hệ thống thuế một cách toàn diện, trước khi giải ngân khoản cứu trợ trị giá 9 tỷ euro (11,7 tỷ USD) cho nước này.
Song, đến nay Athens vẫn chưa đạt được tiến bộ đáng kể nào trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, báo cáo công bố ngày 6/12 của Cơ quan Thống kê Hy Lạp, cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp đã tăng lên mức kỷ lục mới (26%) trong tháng 9/2012, với gần 1,3 triệu người không có việc làm, chiếm tới hơn 1/4 lực lượng lao động của quốc gia 10 triệu dân này.
Một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thất nghiệp tại "xứ sở thần thoại" gia tăng là do chính phủ buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy các gói cứu trợ từ những định chế tài chính quốc tế.
Đầu tuần này, Ngân hàng Hy Lạp dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm hơn 6% trong năm nay và giảm khoảng 4-4,5% trong năm 2013.
GSEE, liên đoàn lao động lớn nhất Hy Lạp, dự báo tỉ lệ thất nghiệp của nước này có thể lên tới mức kỷ lục mới 29% vào năm 2013./.
Trà My (TTXVN)