Ngày 4/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị các quan chức cao cấp về môi trường ASEAN lần thứ 21 (ASOEN 21), với sự tham gia của khoảng 100-150 đại biểu đến từ các nước ASEAN và 6 nước đối thoại gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, Australia và Ấn Độ.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Vannmonyneath, Chủ tịch tổ chức ASOEN nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức lớn của các nước ASEAN nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các nước ASEAN vì phần lớn các nước thành viên có liên quan đến bờ biển, do đó các nước phải cùng nhau hợp tác để xây dựng những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bàn phương hướng, cách thức giải quyết các vấn đề môi trường trong khu vực, trên toàn cầu và những cam kết quốc tế mới.
Hội nghị ASOEN 21 đã tập trung kiểm điểm tình hình hoạt động của các nhóm công tác ASEAN về môi trường, môi trường biển và vùng ven bờ, các hiệp định môi trường đa phương, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các thành phố bền vững về môi trường, quản lý tài nguyên nước, đào tạo và giáo dục môi trường; Ủy ban thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; Nhóm kỹ thuật ASEAN về biến đổi khí hậu; Hợp tác về môi trường giữa ASEAN và các nước đối tác, đối thoại.
Các thành viên tham gia hội nghị tiếp tục giải quyết vấn đề môi trường đô thị với các chủ đề như thành phố, hiệu quả tài nguyên và chính sách 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế); thành phố đa dạng sinh học; giới thiệu thành phố cácbon thấp của Đông Á, thách thức và cơ hội; thành phố thích nghi với biến đổi khí hậu và quản lý nhà nước.
ASOEN, tức Tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường ASEAN, ra đời vào năm 1989 với chức năng nhiệm vụ là khuyến nghị các phương hướng, chính sách thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững trình lên chính phủ các nước ASEAN và Ủy ban liên quan của ASEAN; gắn các vấn đề môi trường vào chương trình hoạt động của các Ủy ban ASEAN.
Tổ chức này cũng theo dõi hiện trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường thuộc khu vực ASEAN; thúc đẩy hợp tác trong ASEAN về các vấn đề môi trường; thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN tại các diễn đàn quốc tế.
Việt Nam tham gia tổ chức ASOEN từ tháng 2/1996.
Sau 14 năm, Việt Nam đã tổ chức thành công được 11 cuộc họp và hội nghị quốc tế ASOEN, đóng góp triển khai 8 sáng kiến trong ASOEN như xây dựng Trung tâm giáo dục môi trường Đông Á; tổ chức triển lãm ASEAN về đa dạng sinh học hưởng ứng Năm quốc tế về đa dạng sinh học 2010; xây dựng hội nghị bàn tròn hàng năm của ASEAN về sản xuất và tiêu thụ bền vững./.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Vannmonyneath, Chủ tịch tổ chức ASOEN nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức lớn của các nước ASEAN nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của các nước ASEAN vì phần lớn các nước thành viên có liên quan đến bờ biển, do đó các nước phải cùng nhau hợp tác để xây dựng những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bàn phương hướng, cách thức giải quyết các vấn đề môi trường trong khu vực, trên toàn cầu và những cam kết quốc tế mới.
Hội nghị ASOEN 21 đã tập trung kiểm điểm tình hình hoạt động của các nhóm công tác ASEAN về môi trường, môi trường biển và vùng ven bờ, các hiệp định môi trường đa phương, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, các thành phố bền vững về môi trường, quản lý tài nguyên nước, đào tạo và giáo dục môi trường; Ủy ban thực hiện Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới; Nhóm kỹ thuật ASEAN về biến đổi khí hậu; Hợp tác về môi trường giữa ASEAN và các nước đối tác, đối thoại.
Các thành viên tham gia hội nghị tiếp tục giải quyết vấn đề môi trường đô thị với các chủ đề như thành phố, hiệu quả tài nguyên và chính sách 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế); thành phố đa dạng sinh học; giới thiệu thành phố cácbon thấp của Đông Á, thách thức và cơ hội; thành phố thích nghi với biến đổi khí hậu và quản lý nhà nước.
ASOEN, tức Tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường ASEAN, ra đời vào năm 1989 với chức năng nhiệm vụ là khuyến nghị các phương hướng, chính sách thúc đẩy thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững trình lên chính phủ các nước ASEAN và Ủy ban liên quan của ASEAN; gắn các vấn đề môi trường vào chương trình hoạt động của các Ủy ban ASEAN.
Tổ chức này cũng theo dõi hiện trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường thuộc khu vực ASEAN; thúc đẩy hợp tác trong ASEAN về các vấn đề môi trường; thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN tại các diễn đàn quốc tế.
Việt Nam tham gia tổ chức ASOEN từ tháng 2/1996.
Sau 14 năm, Việt Nam đã tổ chức thành công được 11 cuộc họp và hội nghị quốc tế ASOEN, đóng góp triển khai 8 sáng kiến trong ASOEN như xây dựng Trung tâm giáo dục môi trường Đông Á; tổ chức triển lãm ASEAN về đa dạng sinh học hưởng ứng Năm quốc tế về đa dạng sinh học 2010; xây dựng hội nghị bàn tròn hàng năm của ASEAN về sản xuất và tiêu thụ bền vững./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)